15 thg 1, 2008

Vài ý-kiến về biên-giới Việt-Trung

8ba5
Thác Bản Giôc[ảnh:Điếu cày]
Góp ý với ông Vũ Dũng về vấn đề biên-giới

Vài ý-kiến về

biên-giới Việt-Trung

Trương Nhân Tuấn

Nhân đọc bài phỏng-vấn Thứ-Trưởng bộ Ngoại-Giao Vũ Dũng trên báo Nhân-Dân

Báo Nhân-Dân hôm 2 tháng 1 năm 2008 có đăng bài phỏng-vấn ông Vũ Dũng, Thứ-Trưởng bộ Ngoại-Giao kiêm Chủ-Nhiệm Ủy-Ban Biên-Giới Quốc-Gia nhân-dịp tỉnh Lào-Cai hoàn-thành công-tác phân-giới cắm-mốc trên thực-địa với tỉnh Vân-Nam, Trung Quốc. Toàn-bộ bài phỏng-vấn đăng ở http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=112915 Tác-giả bài viết này có một số nhận-xét về bài phỏng vấn, phần liên-quan đến đường biên-giới, lần-lượt ghi lại theo thứ-tự các câu hỏi của phóng-viên báo Nhân-Dân như sau :

1/ Hỏi: Xin ông cho biết ý nghĩa của việc hoàn thành phân giới cắm mốc (PGCM) biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại địa bàn tỉnh Lào Cai?

Trả lời: Với việc cắm cột mốc số 144 tuần qua, công tác PGCM trên tuyến biên giới của tỉnh Lào Cai của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi…

Trương Nhân Tuấn

Người ta không thể nói việc cắm mốc khu-vực biên-giới này là thắng-lợi nếu người ta nắm rõ tình-hình biên-giới Việt-Trung. Việc cắm mốc được bắt đầu từ cuối năm 2001, tức đã 6 năm qua và đoạn biên-giới Lào-Cai là đoạn ngắn nhất, dễ cắm mốc nhất so với các tỉnh khác như Cao-Bằng, Lạng-Sơn.

Biên-giới trên bộ giữa Việt-Nam và Trung-Quốc dài khoảng 1.400Km, đi qua các tỉnh thuộc Việt-Nam từ Đông sang Tây là Quảng-Ninh, Lạng-Sơn, Cao-Bằng, Hà-Giang, Lào-Cai và Lai-Châu. Hai tỉnh Lào-Cai và Quảng-Ninh có đường biên-giới ngắn hơn nhiều so với các tỉnh còn lại. Đặc-biệt đường biên-giới Lào-Cai với Vân-Nam hầu hết là biên-giới thiên-nhiên do sông, suối cấu thành. Vùng biên-giới Lào-Cai chỉ được xác-định vỏn-vẹn bằng 4 giới-điểm chiếu theo Hiệp-Ước Biên-Giới 20-12-1999 (HUBG), là các giới-điểm 6,7,8 và 9 (tức chỉ có 3 đoạn biên-giới trên tổng số 60 đoạn). Theo HUBG, nếu biên-giới theo sông hay suối thì không cắm mốc mà chỉ xác-định đường biên-giới qua đường trung-tuyến dòng chảy hay trung-tuyến luồng tàu bè qua lại và chủ-quyền các cồn, bãi nếu có trên sông hay suối. Như thế biên-giới Lao-Cai với Vân-Nam chỉ phải cắm mốc trên chiều dài vài ba chục ki-lô-mét. Điều đáng chú ý khác đoạn biên-giới Lào-Cai – Vân-Nam không có những tranh-chấp lãnh-thổ làm thay đổi đường biên-giới lịch-sử (tức đường biên-giới theo các công-ước Pháp-Thanh 1887 và 1895). Các đoạn biên-giới có tranh-chấp được thể-hiện qua HUBG ở các điểm « đường biên-giới theo đường đỏ », tức hai bên không đồng-ý bản-đồ của Nha Địa-Dư Pháp vẽ theo các công-ước 1887 và 1895 mà phải thuơng-lượng lại.

Phải 6 năm mới hoàn-tất được vài mươi cây-số khu-vực Lào-Cai cho thấy đây không phải là một « thắng-lợi lớn » như ông Vũ Dũng nói.

Nguyên-văn phần mô-tả đường biên-giới Lào-Cai theo HUBG sau đây (1), các chữ viết màu xanh là đoạn biên-giới phải cắm mốc.

2/ Hỏi: Xin ông cho biết thực trạng tình hình PGCM (tức phân giới, cắm mốc, chú thích của tác-giả) trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc và khả năng hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ này trước tháng 6-2008?

Trả lời: Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km. Hai bên thống nhất cắm khoảng 1.800 cột mốc, trong đó có 1.533 mốc chính và gần 300 mốc phụ.

Kể từ khi cắm mốc giới đầu tiên đến nay các lực lượng PGCM của hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành hơn 85% khối lượng công việc PGCM trên thực địa… Ngoài Lào Cai, các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh cũng đã hoàn thành hơn 95% công việc, Nhóm PGCM số sáu thuộc tỉnh Hà Giang cũng vừa hoàn thành toàn bộ công việc trên thực địa… chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng công tác PGCM trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ hoàn thành thắng lợi trong sáu tháng đầu năm 2008 như thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước

Trương Nhân Tuấn

Đường biên-giới tỉnh Quảng-Ninh, tương-tự như tỉnh Lào-Cai, là đường biên-giới ngắn so với các tỉnh khác và một phần là biên-giới thiên-nhiên do sông, suối cấu-tạo thành. Đường biên-giới này tương-ứng khoảng từ mốc-giới 56 đến mốc giới 61 của HUBG, tức chỉ có 5 đoạn biên-giới trên tổng-số 60 đoạn. Trong đó có một vùng tranh-chấp lãnh-thổ, ghi lại qua HUBG bằng câu « đường biên-giới theo đường đỏ », được viết bằng màu đỏ (2).

Đoạn màu đỏ tương-ứng trên thực-địa là vùng Trình-Tường. Tài-liệu của nhà-nước CSVN do Nhà Xuất-Bản Sự-Thật phát hành năm 1979 mang tựa đề « Vấn Đề Biên-Giới giữa Việt-Nam và Trung-Quốc » mô-tả lại nguyên-nhân và hậu-quả của tranh-chấp vùng Trình-Tường như sau :

« Lợi-dụng đặc-điểm là núi-sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân-dân hai bên biên-giới vốn có quan-hệ họ-hàng, dân-tộc, phía Trung-Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh-thổ Việt-Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định-cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm-quyền Trung-Quốc ngang-ngược coi những khu-vực đó là lãnh-thổ Trung-Quốc.

Khu-vực Trình-Tường thuộc tỉnh Quảng-Ninh là một thí-dụ điển-hình cho kiểu lấn-chiếm đó. Khu-vực này được các văn-bản và các bản-đồ hoạch-định và cắm mốc xác-định rõ-ràng là thuộc lãnh-thổ Việt-Nam: đường biên-giới lịch-sử tại đây đi qua một dải núi cao, chỉ rõ làng Trình-Tường và vùng chung-quanh là lãnh-thổ Việt-Nam. Trên thực-tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình-Tường, những người dân Trung-Quốc sang quá-canh ở Trình-Tường đều đóng thuế cho nhà đương-cục Việt-Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung-Quốc tìm cách nắm số dân sang làm ăn ở Trình-Tường bằng cách cung-cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải, và nhiều hàng khác, đưa họ vào công-xã Ðồng-Tâm thuộc huyện Ðông-Hưng, khu tự-trị Choang - Quảng-Tây. Nhà đương-cục Trung-Quốc nghiễm-nhiên biến một vùng lãnh-thổ Việt-Nam, dài 6 km, sâu hơn 1.300 m thành sở-hữu tập-thể của một công-xã Trung-Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt-Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh-sống ở Trình-Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện-thoại, tự cho phép đi tuần-tra khu-vực này, đơn-phương sửa lại đường biên-gới sang đồi Khâu-Thúc của Việt-Nam. Tiếp đó họ đã gây ra rất nhiều vụ hành-hung, bắt cóc công-an vũ-trang Việt-Nam đi tuần-tra theo đường biên-giới lịch-sử và họ phá-hoại hoa-mầu của nhân-dân địa-phương ».

Theo biên-bản phân-giới cắm mốc ngày 21 tháng 12 năm 1893 của công-ước Pháp-Thanh 1887, biên-giới vùng Trình-Tường tương-ứng các cột mốc 30, 31, 32, được xác-định nguyên-văn như sau:

«La frontière suivra ensuite le cours de ce même affluent jusqu’à son intersection avec le ruisseau qui prend sa source à 500 mètres de 呈祥 (en annamite Trinh Tuong, en chinois Tcheng Siang) ; elle suivra ce ruisseau depuis cette intersection jusqu’à sa source ; de là, elle se dirigera par des lignes droites jusqu’à 北崗 (en annamite Bac Cuong Aï, en chinois Pé Kang Aï), passant par les sommets 675, 812 et 746 qui se trouvent au N.O. de Trinh Tuong.

Le village de Trinh Tuong appartient à l’Annam ; ceux de 衞慙 (en annamite Vệ Tàm, en chinois Shu Tsan) et de 矯曹(en annamite Kiểu-Tào, en chinois Kiao Tsao) à la Chine. »

Tạm dịch : « Ðường biên-giới sau đó theo dòng chảy của phụ-lưu nói trên cho tới giao điểm của phụ-lưu này với con suối mà nguồn của nó cách Trình-Tường 呈祥 (Tcheng-Siang) 500 m ; đường biên-giới theo dòng suối từ giao-điểm này cho tới nguồn của nó. Từ đây đường biên-giới là những đường thẳng nối cho tới Bắc-Cương Ải 北崗, đi ngang qua các đỉnh 675, 812 và 746 ở phía Tây-Bắc Trình-Tường.

Làng Trình-Tường thuộc về Việt-Nam ; các làng Vệ-Tàm 衞慙 ( Shu-Tan) và Kiểu-Tào 矯曹(Kiao Tsao) thì thuộc về Trung-Hoa. »

Nguyên-văn biên-bản cắm mốc các cột mốc chung-quanh vùng Trình-Tường như sau :

BORNE n° 30

à 60 mètres au S.E. du village de 那沙 (en annamite Na Sa, en chinois Na Cha).

Repérage (azimuths magnétiques)

Cote 327 65°

Poste de Hoan Mô (côté Ouest) 343°

BORNE COMMUNE n° 31

à 600 mètres à l’Est de 呈祥 (en annamite Trinh Tuong, en chinois Tcheng Siang).

Repérage (azimuths magnétiques)

Poste de Hoan Mô 347°

Sommet du 東另嶺 (en annamite Đông Lánh Lãnh, en chinois Toung Linh Ling)

cote 763 210°

BORNE COMMUNE n° 32

à 1160 mètres au N.N.O. du village de Trinh Tuong.

Repérage (azimuths magnétiques)

Sommet du Ðông-Lánh-Lãnh 176°

Sommet du (en annamite Pha Lai Lanh, en chinois Pa Lai Ling)

cote 895 73°

BORNE COMMUNE n° 33

au col situé entre les côtes 746 et 750 ; à 340 métres au S ; de la vallée de Bac Cuong Aï.

Biên-bản của công-ước Pháp-Thanh xác-định rõ rệt làng Trình-Tường thuộc về Việt-Nam cũng như các cột mốc xác-định vị-trí đường biên-giới. Nếu văn-bản này được đưa ra thì phía Trung-Quốc không có lý-do gì dành đất của Việt-Nam (nếu họ tôn-trọng công-ước 1887).

Đến nay tỉnh Quảng-Ninh đạt được 95% công việc. Chắc-chắn 5% còn lại là khúc xương khó nuốt tên Trình-Tường. Biên-giới vùng Trình-Tường đã được Ủy-Ban Phân-Giới do ông Galliéni vẽ bản-đồ (năm 1893) rất chính-xác. Bộ bản-đồ 1/50.000 của Sở Địa-Dư Đông-Dương cũng vẽ rất rõ-rệt vùng này. Việc khó-khăn chắc-chắn là do phía Trung-Quốc đã chiếm và cho dân đến sinh-sống từ nhiều thập niên (từ năm 1956). Biện-pháp nào giải quyết cho những người dân Hoa trên đất Việt này ? Phía Trung –Quốc thì luôn có luận-cứ : Nếu là đất Việt thì làm sao có dân Hoa được ? Và như vậy trên đường biên-giới có vài mươi trường-hợp tương-tự như vùng Trình-Tường.

Ông Vũ Dũng tin-tưởng các đội phân-giới – cắm mốc sẽ hoàn-tất vào tháng 6 năm này nhưng có lẽ đây là lời tiên-đoán lạc-quan, không thuyết-phục.

9e8f
Thác Bản Giôc [ảnh:Điếu cày]

3/ Hỏi: Một số mạng nước ngoài đưa tin thất thiệt rằng, Việt Nam bị mất đất. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

Trả lời: Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Ðối với dân tộc Việt Nam thì chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này…

Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.

90a7

Tòan cảnh thác Bản Giôc [ảnh:Điếu cày]

Trương Nhân Tuấn

Trước tiên là nhận-xét về cách đặt câu hỏi của phóng-viên báo Nhân-Dân. Chúng tôi cho rằng cách đặt câu hỏi như thế thật không đúng điệu, nếu không nói là vừa thiếu lương-tâm vừa vô trách nhiệm. Người cầm bút lương-thiện không ai đặt như thế. Ký-giả cho rằng « Một số mạng nước ngoài đưa tin thất thiệt rằng, Việt Nam bị mất đất ». Căn-cứ vào đâu ký-giả cho rằng người ta loan tin thất-thiệt ?

Vấn-đề mất đất đã quá rõ-ràng ở một số địa-điểm mà các bằng-chứng đến từ các cơ-quan như bộ Ngoại-Giao, các viên-chức thẩm-quyền của nhà nước CSVN hay từ các tài-liệu phân-giới Pháp-Thanh 1885-1897, hiện đang tồn-trữ ở Văn-Khố Hải-Ngoại Pháp-Quốc (Centre des Archives d’Outre-Mer - CAOM) tại Aix-En-Provence. Nó đã là những sự thật hiển-nhiên, người viết sẽ trở lại ở dưới. Về biển cũng thế, trong Vịnh Bắc-Việt nhà-nước CSVN đã làm mất 11.000km² lãnh-hải Việt-Nam cho Trung-Quốc do hậu-quả hiệp-ước tháng 12 năm 2000. Số-phận quần-đảo Hoàng-Sa có thể sẽ vĩnh-viễn thuộc về Trung-Quốc nếu công-hàm 1958 của chủ-tịch Hồ Chí Minh (do thủ-tướng Phạm Văn Đồng ký) được một tòa-án quốc-tế công-nhận hiệu-quả của nó.

Ông Vũ Dũng cho rằng : « Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau ».

Đất đai, đường biên-giới lịch-sử (1887), đường biên-giới hiện nay (1999) vẫn còn nguyên-vẹn, một mặt trên giấy-tờ lịch-sử và pháp-lý, một mặt trên thực-địa. Nếu ông Vũ Dũng cho rằng những « mạng này » thiếu thông-tin thì phải cung-cấp thông-tin cho người ta. Không thể một mặt dấu thông-tin mặt khác cho rằng nguời ta thiếu thông-tin được. Làm thế là thiếu trách-nhiệm. Và cũng cần khẳng-định là không ai có « ý-đồ » nào trong vấn-đề lãnh-thổ, lãnh-hải quốc-gia ngoài « ý-đồ » yêu nước, muốn bảo-vệ lãnh-thổ. Ông Vũ Dũng sẽ gặp nhiều khó-khăn để bênh-vực hành-vi mà một bộ-phận lớn nhân-dân Việt-Nam cho là « bán nước nhượng biển » của chế-độ hiện-tại.

Riêng về ký-giả phỏng-vấn, thiển-nghĩ, xưa nay đã đi « dưới tấm chỉ đường của trí-tuệ », đã quen thói đi một bên lề đường, cây viết của họ là « cần câu cơm ». Vì thế cũng thông-cảm cho việc sai sót. Tuy nhiên, chuyện của đất nước là chuyện trọng-đại, khi khác nếu có viết thì nên cân-nhắc.

4/ Hỏi: Gần đây có nhiều dư luận khác nhau về việc phân định khu vực thác Bản Giốc và khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

af69

Trên đồi phía bên kia sông Quây Sơn là các khách sạn của Tàu [ảnh:Điếu cày]

Trả lời: Như trên tôi đã nói, căn cứ quan trọng nhất để xây dựng Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Do hạn chế của điều kiện lịch sử, các văn bản pháp lý về hoạch định và PGCM giữa Pháp và Nhà Thanh có những điểm quy định không rõ ràng. đường biên giới được vẽ trên bản đồ tỷ lệ lớn từ 1/20.000 đến 1/500.000, có nghĩa một mi-li-mét trên bản đồ tương đương với từ 20 m đến 500 m trên thực địa. Hơn nữa, địa hình trên bản đồ không hoàn toàn phù hợp với địa hình trên thực địa, nên rất khó xác định hướng đi của đường biên giới tại các khu vực này. Chính vì vậy tại các khu vực này đã xảy ra tranh chấp rất phức tạp và kéo dài.

Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan. Trấn Nam Quan do Trung Quốc xây dựng vẫn thuộc Trung Quốc, chứ không phải đường biên giới đi qua Ải Nam Quan như một số người vẫn hiểu.

Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, về tổng thể, các giải pháp đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền nói chung và đối với hai khu vực cụ thể nói trên là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên.

Trương Nhân Tuấn

a/ Khu-vực Nam-Quan :

Ở trên ông Vũ Dũng đã cho rằng « các mạng » loan tin sai hoặc vì do thiếu thông-tin, hoặc vì do có « ý-đồ ». Nhưng đọc phần trả lời của ông Vũ Dũng về khu-vực Nam-Quan người ta không khỏi nghi-ngờ các « thông-tin » của ông. Ông Dũng thiếu thông-tin hay ông có « ý-đồ » ?

Với tư-cách Thứ-Trưởng bộ Ngoại-Giao kiêm Chủ-Nhiệm Ủy-Ban Biên-Giới Quốc-Gia, ông Dũng đương-nhiên thông-hiểu các vấn-đề liên-quan đến biên-giới hơn ai hết. Ông nói « Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan ». Điều này không sai nhưng không ai nói như thế vì nó không có ý nghĩa gì hết. Đường biên-giới ở phía Nam của Nam-Quan, ta thấy Hà-Nội hay Sài-Gòn đều ở phía Nam của Nam-Quan, phải chăng đưòng biên-giới qua các nơi này ?

Thực sự đường biên-giới tại cổng Nam-Quan được xác-định ra sao theo các công-ước Pháp-Thanh ?

Biên-bản phân-định ký ngày 7 tháng 4 năm 1886 của hai phái-đoàn Pháp và nhà Thanh tại Đồng-Đăng như sau :

La Commission de Délimitation Franco-Chinoise a reconnu, le sept avril mil huit cent quatre-vingt-six, qu’à partir du point situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam-Quan, sur la route de Nam-Quan à Ðồng-Ðăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci-joint, suit à partir de ce fort le haut de la muraille rocheuse qui domine la route de Ðồng-Ðăng jusqu’au point marqué B sur le croquis. Ce point B se trouve à l’endroit où le sentier qui, se détachant de la route de Ðồng-Ðăng à Nam-Quan, conduit au village de Lung-Ngieu, coupe la muraille rocheuse. Elle suit ensuite ce même chemin jusqu’au la Porte du village de Lung-Ngieu. A partir de cette Porte elle reprend le haut des rochers qui contournent le cirque du village de Lung-Ngieu pour arriver à un point marqué C. Du point C elle se dirige à l’Ouest jusqu’à la Porte de Kida.

....

Tạm dịch:

Biên-bản số 4.

Ủy-Ban Pháp-Hoa Phân-Ðịnh Biên-Giới nhìn-nhận, nhằm ngày bẩy tháng tư năm một ngàn tám trăm tám mươi sáu, bắt đầu từ một điểm được xác-định cách cổng Nam-Quan 100 thước trên đường từ Nam-Quan về Ðồng-Ðăng, đường biên-giới theo hướng Tây lên đến đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn-binh được đánh dấu là điểm A theo sơ-đồ kèm theo đây, sau đó đường biên-giới từ điểm nầy theo đỉnh cao của bức tường núi đá nhìn xuống con đường Ðồng-Ðăng cho đến điểm B đánh dấu trên sơ-đồ. Ðiểm B là điểm mà đường mòn dẫn đến làng Lũng-Ngọ cắt bức tường núi đá - đường mòn nầy là một nhánh rẽ của con đường Ðồng-Ðăng đi Nam-Quan. Ðường biên-giới theo đường mòn nầy cho đến Cổng làng Lũng-Ngọ. Từ cổng nầy đường biên-giới đi lên đỉnh của rặng núi đá bọc quanh thung-lũng của làng Lũng-Ngọ để đi đến điểm C. Từ điểm C đường biên-giới đi về hướng Tây cho đến cửa Du.

Tài-liệu khác là biên-bản tổng-hợp ký-kết giữa đại-tá Galliéni và ông tri-phủ Long-Châu tên Thái Hy Bân ngày 19 tháng 6 năm 1894, cột mốc tại Nam-Quan được ghi-nhận như sau: Tên Nam-Quan, Mang số 18, cắm trên đường Nam-Quan về Ðồng-Ðăng, cách cổng Nam-Quan 100 mét. (A environ 100m en avant de la porte de Nam-Quan). Biên-bản tiếng Hán thì cột mốc số 18 mang tên Trấn Nam Quan Ngọai 鎭南關外 .

Như thế cột mốc tại Nam-Quan đã được xác-định một cách rõ-rệt trên hai biên-bản : biên-bản phân-định 7 tháng 4 năm 1886 và biên-bản phân-giới, cắm mốc ngày 19 tháng 6 năm 1894, ghi rõ tên và vị-trí cột mốc bằng 2 thứ tiếng (Pháp và Hoa). Mô-tả như thế không thể chính-xác hơn được nữa.

Vì thế « thông tin » của ông Dũng về « các văn-bản pháp-lý lịch-sử » nơi cửa Hữu-Nghị hoàn-toàn sai. Nhưng cái sai của ông Dũng có ý-đồ rõ rệt.

Thật vậy, tài-liệu của bộ Ngoại-Giao, nơi ông Vũ Dũng làm việc đến chức Thứ-Trưởng, công-bố năm 1979 qua nhà Xuất-Bản Sự-Thật, nói về Nam-Quan như sau :

Năm 1955, tại khu-vực Hữu-Nghị Quan, khi giúp Việt-Nam khôi-phục đoạn đường sắt từ biên-giới Việt-Trung đến Yên-Viên, gần Hà-Nội, lợi-dụng lòng tin của Việt-Nam, phía Trung-Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh-thổ Việt-Nam trên 300m so với đường biên-giới lịch-sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên-giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính-Phủ Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa đã đề-nghị chính-phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều-chỉnh lại điểm nối ray cho phù-hợp với đường biên-giới lịch-sử nhưng họ một-mực khước-từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn-bộ vấn-đề biên-giới thì sẽ xem-xét. Cho đến nay họ vẫn trắng-trợn ngụy-biện rằng khu-vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung-Quốc với lập-luận rằng “không thể có đường sắt nuớc này đặt trên lãnh-thổ nước khác”.

Cũng tại khu-vực này, phía Trung-Quốc đã ủi nát mốc biên-giới số 18 nằm cách cửa Nam-Quan 100m trên đường Quốc-Lộ để xóa vết-tích đường biên-giới lịch-sử, rồi đặt cột mốc ki-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lãnh-thổ Việt-Nam trên 100m, coi đó là vị-trí đường quốc-giới giữa hai nước ở khu-vực này.

Như vậy, họ đã lấn-chiếm một khu-vực liên-hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo-Lâm, huyện Văn-Lãng, tỉnh Lạng-Sơn của Việt-Nam, dài 3.100km (có lẽ ghi sai, m chứ không thể km, chú-thích của tác-giả) và vào sâu đất Việt-Nam 0,500 km. Năm 1975, tại khu-vực mốc 23 (xã Bảo-Lâm, huyện Văn-Lãng, tỉnh Lạng-Sơn), họ định diễn lại thủ-đoạn tương-tự khi hai bên phối hợp đặt ống dẫn dầu chạy qua biên-giới: phía Việt-Nam đề-nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên-giới, họ đã từ-chối, do đó bỏ dở công-trình này.

Như thế phía Việt-Nam nắm vững hoàn-toàn nội-dung công-ước Pháp-Thanh, phần liên-quan đến Nam-Quan.

Thực-tế là cột mốc mang số 18 cách cổng Nam-Quan 100m đã bị Trung-Quốc « ủi nát » và biên-giới tại đây đã lấn vô phía Việt-Nam trên 100m từ thời ông Hồ còn làm Chủ-Tịch nước.

Ông Dũng diễn-dịch đường biên-giới vùng Nam-Quan với ngôn-ngữ rất « ngoại-giao », rất chung chung, không nói chính-xác cột mốc tại Nam-Quan thời Pháp và nhà Thanh họ cắm tại đâu, cột mốc này sang thời chủ-tịch Hồ Chí Minh thì bị Trung-Quốc « ủi nát » và lấn đất ra sao. Ông Dũng nói thế không phải vì ông không biết mà vì ông không dám nói. Ông không nói thì mọi người cũng thông-cảm thôi. Vì nói ra thì để lộ cái tội không giữ được nước của Bác Hồ mà ông đã không hết lời ca ngợi : Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này…

Giữ thế nào mà lại viết công-hàm nhượng đảo 1958, ký hiệp-ước nhượng đất và biển năm 1999 và năm 2000 ?

b/ Thác Bản-Giốc :

Ông Vũ Dũng nói rằng : Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ.

Đây cũng là ngôn-ngữ « ngoại-giao », chỉ nói chung chung, hiểu sao cũng đúng. Con sông Qui-Xuân (Quây-Sơn) bắt nguồn từ Trung-Quốc, chảy vào Việt-Nam (qua Ải Lung, cột mốc 81), cắt một góc Đông-Bắc Cao-Bằng, và chảy vào lại Trung-Quốc (mốc 50, 51, 52). Phần trên hay phần dưới thác đều thuộc sông Qui-Xuân. Đoạn trên thuộc Việt-Nam, đoạn dưới sông (khoảng các cột mốc 50-51-52) con sông là đường biên-giới. Nhưng thác Bản-Giốc nằm ở đâu ?

Ông Dũng cho rằng thác gồm hai phần, phần trên và phần dưới, nhưng nói vậy là thiếu.

Chỉ nói về trường-hợp thác Bản-Giốc. Thác Bản-Giốc là một loại thác bậc thềm (có 3 bậc), cao khoảng 50m. Như thế thác Bản-Giốc (cũng như các thác nước khác) có 3 phần : phần trên (là sông), phần giữa (là thác), phần dưới (là sông). Phần giữa thác Bản-Giốc cao khoảng 50m. Ông Dũng nói thác có hai phần để khỏi cắt nghĩa lôi-thôi về phần giữa, tức phần quan-trọng nhất, cái thác thuộc về nước nào ?

Ký-giả phỏng-vấn rõ-ràng không có kiến-thức (thông-tin) về thác nước để đặt câu hỏi cụ-thể hơn.

Nhưng thực ra vị-trí thác Bản-Giốc trên sông Qui-Xuân (Quây-Sơn) không đơn-giản như ông Dũng mô-tả. Sự thật về thác Bản-Giốc như thế nào ? Thác này theo tài-liệu lịch-sử thì thuộc về ai ? Quí độc-giả có thể xem bài viết sau đây, có đầy đủ hình-ảnh, tài-liệu lịch-sử và pháp-lý : http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiLieu/tlTimHieuChuQuyenBanGioc.htm

Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin trưng ra tài-liệu của bộ Ngoại-Giao Việt-Nam công-bố năm 1979 nói về chủ-quyền thác Bản-Giốc.

« Năm 1955-1956, Việt-Nam đã nhờ Trung-Quốc in lại bản-đồ nước Việt-Nam tỉ-lệ 1/100.000. Lợi-dụng lòng tin của Việt-Nam, họ đã sửa ký-hiệu một số đoạn đường biên-giới dịch về phía Việt-Nam, biến vùng đất của Việt-Nam thành của Trung-Quốc. Thí-dụ: họ đã sửa ký-hiệu ở khu-vực thác Bản-Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao-Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản-Giốc của Việt-Nam và cồn Pò-Thoong….

Tại khu-vực cột mốc 53 (xã Ðàm-Thủy, huyện Trùng-Khánh, tỉnh Cao-Bằng) trên sông Qui-Thuận có thác Bản-Giốc, từ lâu là của Việt-Nam và chính-quyền Bắc-Kinh cũng đã công-nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung-Quốc đã huy-động trên 2.000 người kể cả lực-lượng vũ-trang lập-thành hàng rào bố-phòng dày-dặc bao-quanh toàn-bộ khu-vực thác Bản-Giốc thuộc lãnh-thổ Việt-Nam, cho công-nhân cấp-tốc xây-dựng một đập kiên-cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên-giới, làm việc đã rồi, xâm-phạm lãnh-thổ Việt-Nam trên cồn Pò-Thoong và ngang-nhiên nhận cồn này là của Trung-Quốc. »

Theo tài-liệu dẫn trên và các tài-liệu lịch-sử thì thác Bản-Giốc hoàn-toàn thuộc về Việt-Nam.

Ta thấy mới đây, phát-ngôn-nhân Trung-Quốc ông Tần Cương có cho rằng phe Việt-Nam thay đổi quan-điểm theo thời-gian. Ông này nói đúng. Thác Bản-Giốc đang của Việt-Nam bây giờ thành của Trung-Quốc phân nửa.

Ông Dũng nói rằng vùng Bản-Giốc chưa phân-giới : « Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này ».

Từ lâu phía Trung-Quốc đã đặt tên thác Bản-Giốc của Việt-Nam là Đức Thiên Bộc Bố (德 天 ) và cho khai-thác du-lịch. Thác này được giới thiệu trên tờ quảng-cáo du-lịch « Guangxi Carte Touristique » như là « première grande chute d’eau transnationale de l’Asie ».

Nếu chưa phân-giới thì tại sao Trung-Quốc có thể làm việc này được ? Ông Dũng thiếu thông-tin hay ông Dũng có « ý-đồ » ?

Kết-luận : Không ngoại-lệ, ông Vũ Dũng, không khác các nhân-vật tương-tự như Thứ-Trưởng bộ Ngoại-Giao Lê Công Phụng, ông Bộ-Trưởng Nguyễn Dy Niên trong quá-khứ, tất-cả những tuyên-bố hay trả lời phỏng-vấn của các ông này chỉ làm cho vấn-đề biên-giới càng thêm mù-mờ. Ở hai điểm trên vùng biên-giới được đề-cập là Nam-Quan và Bản-Giốc, nội-dung bài trả lời của ông Vũ-Dũng không khác ông Lê Công Phụng, tức cả hai chối quanh là không có mất đất, có điều ông Dũng có cái lưỡi gỗ chuyên-nghiệp hơn ông Phụng. Công-tác cắm mốc kéo dài cho thấy đã có những tranh-chấp sôi-nổi chủ-quyền một số vùng đất trên biên-giới. Ở Nam-Quan, Bản-Giốc với những bằng-chứng cụ-thể như vậy cho thấy Việt-Nam có mất đất cho Trung-Quốc, nhà-nước CSVN không thể ngụy-biện. Chúng tôi nghĩ rằng, nhà-nước CSVN không thể bưng-bít thông-tin mãi như thế được. Ông Vũ Dũng, với trách-nhiệm đang có, nên công-bố bộ bản-đồ đính-kèm hiệp-ước 1999, một bộ-phận không thể tách-rời của HUBG 1999. Chỉ có việc công-bố này mới có thể giải-tỏa mọi ngộ-nhận bất-lợi nơi dư-luận và chứng-tỏ đây là một nhà-nước có trách-nhiệm.

Trương Nhân Tuấn

Tài-liệu tham-khảo : hồ-sơ phân-định biên-giới CAOM. Xem Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-sử thành-hình và những tranh-chấp xuất bản năm 2005 của cùng tác-giả.

23 nhận xét:

  1. dài quá ko đọc hết , nhưng cứ comment cổ vũ tinh thần cho anh tiếp tục post bài !

    Trả lờiXóa
  2. 1-Vài góp ý với bác Điếu, mong rằng không bị trách là nhiều chuyện:
    Về đường đỏ ở vịnh Bắc Bộ: đây là đường phân chia đảo, chứ không phải là phân chia lãnh hải. Thời Pháp Thanh kí hiệp định, không có khái niệm lãnh hải, đây là khái niệm hiện đại mà cụ thể là nó chính thức ra đời năm 1956 ở LHQ. Hơn nữa trong hiệp định Pháp-Thanh cũng nói rõ đây là đường phân chia đảo, để đề phòng có sự hình thành các rặng san hô sau này. Lãnh hải chỉ 12 hải lý tính từ đường cơ sở thôi
    2-Về thác Bản Giốc, có một mảnh đất nhổ ra và nó có tên gọi là "Cồn Pothoong", chứ không hiểu là cái cồn là mảnh đất giữa suối, xung quan h là nước. Còn tại sao nó có tên gọi là Cồn này cồn nọ thì em không biết. Về nhật ký địa hình của trung úy gì đó nếu hướng đi vuông góc với đâm qua thác thì có thể nói thác cách biên giới 2km, còn nếu đi suối theo chiều thác, và suối (tức là thác biên giới) thì theo hiệp ước Pháp Thanh cũng đi vào lãnh thổ TQ, vì lúc này đường biên giới bẻ ngoặc xuống về phía VN. Mà thác biên giới thì có quy chế về thác biên giới http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/Hinh-Anh-Lich-su-ve-Ai-Nam-Quan/574394/trang-34.ttvn
    3- Đành rằng trong lịch sử, cột mốc có thể di dời tiêu biến, nhưng người ta phân giới dựa vào hiệp định Pháp Thanh, chứ không dựa vào sự xâm thực hiện đại. Phân giới gồm nhiều nước, có bản đồ có họach định, cột mốc chỉ là thể hiện bản đồ trên thực địa. Không thể hiều là em dời cột mốc thì biênn giới dời theo, còn cột mốc bị mất thì không có biên giới ....cũng như đêm tối em dời hàng rào mùng tơi của nhà em sang nhà bác thì có nghĩa là nhà đất của em được mở rộng ý.

    Trả lờiXóa
  3. Anh Hải có thể vẽ đường biên giới mới trên ảnh của anh chụp được không? chứ như thế mà so với "hiệp định 99" thì em không biết đường nào mà mò?

    Trả lờiXóa
  4. Toi chua ghet cai thoi an noi lap liem, lap lo!

    Trả lờiXóa
  5. Có bài này hay từ Đàn Chim Việt, mượn đất (chứ không phải lấn đất như Tàu khựa) để cho pà con đọc vì củ đề có liên quan, mong bác Điếu tha lỗi:
    Tiếng chim quốc từ tâm thức
    Giai Van Hoc 2008
    Hồ Phú Bông
    Những câu chuyện về cuộc biểu tình ngày 9 tháng 12 năm 2007 và tuần lễ kế tiếp, 16 tháng 12, của những người trẻ và một số ít trí thức Việt Nam rồi sẽ đi vào quên lãng hay sẽ được tiếp tục dưới một dạng nào đó như trên các trang blogs và các bloggers đang thảo luận vẫn đang còn là câu hỏi tiềm ẩn.
    Khi người dân bày tỏ lòng yêu nước một cách ôn hòa đối với quân xâm lăng Trung Cộng bị Nhà nước cho là bất hợp pháp(!), nhưng chính Nhà nước lại tổ chức biểu tình phản đối Hoa Kỳ xâm lăng Iraq vào năm 2001, thì câu hỏi được đặt ra là Đảng đang làm sứ mạng gì và nhận lệnh từ ai?
    Cỗ máy Nhà nước do Đảng lãnh đạo luôn giữ rất kín kẽ mọi điều trong bang giao với Trung Cộng hơn nửa thế kỷ qua, nhưng hiện tại sau khi những điều giấu nhẹm bị phanh phui, liệu Đảng có nhanh nhạy và cởi mở hơn?
    (Thí dụ như đường biên giới phía Bắc, thác Bản Giốc, hay bản văn công nhận chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Trung Cộng do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký từ mãi năm 1959, giai đoạn mà ông Hồ Chí Minh còn đầy uy quyền và đang ráo riết chuẩn bị việc đánh chiếm miền Nam. Người còn sống duy nhất biết rõ biến cố nầy là ông Võ Nguyên Giáp)
    Nhà nước Việt Nam đã tập trung lực lượng công an hùng hậu để cô lập, giải tán những cuộc biểu tình tự phát trước cổng các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Trung Cộng, rồi vu cáo là đoàn biểu tình đã bị hải ngoại xúi giục.
    Phương sách giải quyết này sẽ đổi thay hay lại vẫn tiếp tục? Trước khí thế sôi nổi của những người trẻ đang biểu tình, ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, đã trực diện đối thoại trong Nhà văn hóa Thanh niên với lời hứa sẽ cho “Thành Đoàn” đứng ra tổ chức cuộc biểu tình kế tiếp, sau đó lại chối.
    Một cấp lãnh đạo lớn của một thành phố lớn đã hứa trước đám đông, là những người sẽ làm chủ đất nước trong tương lai, sao lại dễ dàng nuốt lời đến như vậy?
    Liệu sức đốt hâm nóng dư luận khắp nơi của hai cuộc biểu tình vừa qua rồi sẽ đi về đâu ?
    Dưới trướng sự độc tài toàn trị và ngoan cố thì khó có thể có chuyện thay đổi ngoạn mục, trừ khi chính một bộ phận nào đó trong họ làm chuyện đột phá. Gorbachev hay Yeltsin của cộng sản Nga là thí dụ. Những phe phái, vây cánh để nắm giữ quyền và lợi của họ, đã có chiều dài của sợi dây thời gian buộc chặt họ vào nhau.
    Trong hoàn cảnh hiện tại, hơn ai hết, đảng viên cộng sản Việt Nam biết là họ phải “bám vào nhau” để tồn tại, còn chia rẽ thì chết. Họ biết cho dù có bám vào nhau rồi cũng sẽ chết chùm, nhưng cố mua thời gian để cho lớp con cháu họ kịp thay thế, “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
    Họ cũng thừa biết diễn biến dân chủ, đa nguyên đang là xu thế tất yếu. Từ nay cho đến ngày Đảng bị giảm mất quyền lực, tài sản và lợi tức của họ trong các cổ phần, trương mục, xí nghiệp phải được hợp thức hoá với tài sản chung của giới tư bản nước ngoài và sẽ được bảo vệ theo luật lệ chung, đó là chưa nói đến số tài sản được lặng lẽ tuồn ra ngoài qua hàng trăm ngã ngách.
    Căn bản của tư bản là lợi tức, mọi điều khác chỉ là thứ yếu. Nhà nước nào cũng phải ưu tiên bảo vệ nguồn tư bản cho dân nước họ. Cho nên tài sản của các đảng viên Cộng sản Việt Nam rồi cũng được luật pháp tư bản bảo vệ. Như khối tài sản khổng lồ của cố tổng thống Philippine bị truất phế, Ferdinand Marcos. Khối tài sản đó đang ở Hoa Kỳ và cho dù đã gần ba thập niên trôi qua nhưng mấy ai biết thực sự nó đang đi về đâu?
    Tự do, dân chủ là con đường tất yếu của lịch sử nhưng quá trình đẫm máu của các thể chế độc tài chống trả lại vẫn đang là đề tài thời sự không chỉ riêng trong giới nghiên cứu, mà tràn lan đến đại chúng.
    Quyền và lợi của các đảng viên Cộng sản Việt Nam sau hơn 32 năm thôn tính đất nước chắc hẳn là những con số tài sản khổng lồ mà không mấy ai có thể biết chắc được. Nhưng qua những vụ nho nhỏ, như PMU -18, chỉ một anh chức sắc hàng giám đốc một công ty đã dám vung tay hàng triệu

    Trả lờiXóa
  6. Quyền và lợi của các đảng viên Cộng sản Việt Nam sau hơn 32 năm thôn tính đất nước chắc hẳn là những con số tài sản khổng lồ mà không mấy ai có thể biết chắc được. Nhưng qua những vụ nho nhỏ, như PMU -18, chỉ một anh chức sắc hàng giám đốc một công ty đã dám vung tay hàng triệu đô để cá độ, đã chỉ ra cho biết những tài sản ngầm của hàng lãnh đạo.
    Hiện tại, con đường tranh đấu giành lại đất đai đã mất, cũng như cho tự do và dân chủ đất nước không có con đường khác nào tốt hơn là bất bạo động. Nguồn máu dân Việt đã kiệt quệ vô bổ trong cuộc chiến vừa qua, thì không một ai trong chúng ta có đủ can đảm nhắc lại hay kêu gọi tiếp tục.
    Để đối đầu với chủ trương bất bạo động, liệu đảng Cộng sản Việt Nam có thể tạo nên một “Thiên An Môn” Việt Nam hay không?
    Khi hàng lãnh đạo chỉ đặt quyền và lợi của đảng và cá nhân lên trên thì những chuyện khác như đạo đức, truyền thống, đất đai, tổ quốc, dân tộc… chắc không còn chỗ trong đầu óc họ. Còn nếu buộc họ phải nói điều gì đó vì vai trò, chức vụ mà họ đang giữ, thì thường là những điều sáo rỗng như một cuộn băng đã nhão.
    Các bài diễn văn quan trọng cũng vậy, cũng ngần ấy, giống như cái máy phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Dũng về vụ Hoàng Sa - Trường Sa. Cái bất biến nội dung và câu, chữ trong các bài phát biểu, tự nó đã phô ra tính xơ cứng lỗi thời đến ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của thời đại. Đấy chỉ như một tấm bảng quảng cáo đứng trơ trọi, vô hồn, không hơn kém.
    Nhưng chuyện nội bộ, với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thì “không có chỗ dân chủ trong quốc hội”, với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thì “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”, với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì “tôi yêu nhất là sự thật” (nhưng không phải sự thật về con cái và tài sản của riêng ông và gia đình, vì đây là loại sự thật khác!) cho đến ông chánh án tối cao Nguyễn Văn Hiện báo cáo trước quốc hội, đã xác nhận chuyện “vơ vét thẩm phán” cho đủ số, để đưa vào ghế ngồi xét xử người dân(!), còn ông Nguyễn Văn Yểu, phó chủ tịch quốc hội, thì “ứng cử chứ không có tranh cử” rồi ông sợ người ta không hiểu, nên tự giải thích thêm “ứng viên nầy phải nói tốt về ứng viên khác”. Theo cách giải thích nầy thì hàng chục các ứng cử viên đang tranh cử sôi động chức tổng thống Hoa Kỳ mà cả thế giới đang theo dõi thật quá lạc hậu so với Việt Nam!
    Dư luận có thể phê phán hay đánh giá này nọ, nhưng không thể phê phán hay đánh giá phẩm cách ở các cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, những cái mà chính họ không hề có.
    Cách dùng bạo lực để dẹp tan biểu tình của Trung Cộng trong vụ Thiên An Môn, và mới đây, của chế độ quân phiệt Miến Điện đối với các vị sư, hẳn là bài học quí giá để đảng Cộng sản Việt Nam âm thầm rút kinh nghiệm.
    Dư luận phương Tây có ồn ào, dậy sóng phản đối, rồi mọi việc đâu cũng lại vào đó. Cơn giông bão chẳng bao giờ kéo dài và, đôi khi, những cơn giông bão chính trị lại kèm theo với mặc cả ngầm. Khi gặp sóng gió họ chỉ cần “nín thở qua sông”, giữa thời buổi “ô nhiễm môi trường” trầm trọng này thì lớp bụi thời gian sẽ chóng che vùi mọi chuyện “thị phi”.
    Cho nên, trông cậy vào dư luận thế giới (ngoại trừ một số ít thật lòng) trong tranh cãi Hoàng Sa - Trường Sa hay về dân chủ, tự do cho đất nước cũng có thể giống như chuyện tin tưởng vào Sở Khanh của Thúy Kiều. Tất cả đều có giá cả và cái giá đó đôi khi lại xảy ra trên cả máu xương của hàng trăm nghìn người trong những tiệc rượu nồng hơi dục tính. Tác phẩm mới đây “Mao: những điều chưa biết” (Mao:The unknown story) của Jung Chan & Jon Halliday là biểu trưng.
    Nhưng có một cái giá mà không ai có thể mặc cả được, đó là lòng yêu nước.
    Khi lớp người trẻ, đang chiếm ba phần tư dân số Việt Nam hiện tại(?), giới trí thức cùng với những nạn nhân cả nước đang bị bóc lột tàn tệ bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ nhưng ôn hòa bằng những cuộc liên tục xuống đường, thì các nước tư bản đã đầu tư tại Việt nam phải tự động quay nhìn lại. Là giới con buôn, chắc chắn họ biết là phải đầu tư cho tương lai hơn là đầu tư nhất thời cho một thể chế chính trị.

    Trả lờiXóa
  7. Hơn ba mươi năm cả nước ngủ yên. Ngủ yên vì đủ mọi lý do. Ngủ yên vì sợ hãi, ngủ yên vì bị lừa phỉnh, ngủ yên vì không hề biết thế giới chung quanh, ngủ yên vì bị ru ngủ, hay ngủ yên vì an phận… nên chỉ mới có vài trăm, đến cả ngàn người mà đa số là trẻ dám tự động xuống đường.
    Các sinh viên, và số ít là trí thức (không phải trí ngủ) tại Hà Nội và Sài Gòn, đã bày tỏ sự bức xúc trước những thách thức công khai trong việc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Trung cộng, đã trở thành sự giật mình tỉnh giấc của cơn say ngủ kéo dài.
    Sự giật mình thức tỉnh này là dấu mốc lịch sử. Là bước ngoặc ý thức và trách nhiệm.
    Giờ đây tiếng chim quốc ngày một hiếm, những con chim quốc gầy yếu đã bị bắt đưa lên bàn nhậu mất rồi.
    Không cần phải xúc động với thơ của bà Huyện Thanh Quan, của Tú Xương hay ai đó, chúng ta cũng dễ nao lòng khi nghe tiếng chim quốc gọi trong đêm vắng. Nơi bờ ao, ven suối, bờ bụi ven sông, loài chim đen đủi, cao, gầy này vẫn thường xuất hiện.
    Ban ngày, khi chúng tình cờ gặp nhau, những chú trống gào lên “tay bắt mặt mừng” oa oa, oà oà. Chị mái thì kêu từng vài tiếng một, rồi im. Nhưng về đêm, khi vắng bóng nhau, thì tiếng kêu của chúng lẻ loi, dằng dặc, dai dẳng, nghe đau thấu cả tâm can. Nỗi lòng Thục Đế, điển tích về loài chim nầy, ắt hẳn phải bắt nguồn từ tiếng kêu ai oán, vò võ trong đêm này…
    Giờ đây tiếng chim quốc ngày một hiếm, có mấy ai được nghe và những tưởng những con chim quốc gầy yếu đó đã bị bắt đưa lên làm món nhậu cho các đại gia thời đại mới cả rồi.
    Các bạn trẻ sinh viên có ai còn được trực tiếp nghe tiếng chim quốc không? Nhưng tôi, từ xa, lại đang nghe tiếng chim quốc gọi giữa thời buổi cạn kiệt thiên nhiên nơi quê nhà.
    Phải chăng đây là những con chim quốc đã từng bị săn bắt hụt còn sống sót? Và tháng ngày sắp tới, sẽ bị săn đuổi ráo riết, liệu có thoát khỏi lồng trại hay sa lưới tử thần? Dù gì thì tiếng kêu cũng đã vang xa, thấm sâu và sẽ tồn tại. Lạ lùng hơn, là tiếng kêu không còn đơn lẻ.
    Những trái cam đã vỡ nát trong tay những Trần Quốc Toản trước nạn xâm lăng!
    Những tiếng chim quốc đã đồng loạt nổi lên trong đêm thật dài của lịch sử Việt Nam!
    Ngày 9 tháng 12 năm 2007 vừa qua là ngày những tiếng chim quốc đầu tiên được nghe trở lại. Tiếng chim quốc kêu ngay giữa lòng Hà Nội và Sài Gòn, nơi mà mọi người dân Việt đang ngóng đợi. Tôi, con chim quốc gãy cánh đang lặn lội bên này bờ đại dương, từ nửa vòng trái đất, chợt tỉnh giấc mông lung…
    Tiếng kêu nào đấy sao cứ vang vọng trong hồn?
    Khi đất đai tổ tiên đảng đem triều cống thiên triều, khi tài nguyên đất nước bị vắt bán cạn kiệt, khi nhân sự bị đày ải khắp nơi, từ tù ngục tới tị nạn, từ lao động tha phương tới trôi dạt khổ sai, từ lao nô đến làm dâu tình dục, cứ tưởng những con chim quốc đã tắt tiếng cả rồi.
    Nhưng không, đang giữa mùa đông của đất trời quê hương, những con chim quốc dù đang ẩn nhẫn trong hang cùng hay ngõ hẻm ở thành phố, dù đói khổ hay cơ hàn ở nông thôn mất đất, đã rủ nhau trên phương tiện truyền thông hiện đại nhất để cùng lên tiếng.
    Thì ra, tiếng chim quốc vẫn còn đây, cho dù đêm dài Việt Nam vẫn chưa hết.
    Tiếng chim quốc đã đánh thức tình yêu dân tộc làm mát lòng dạ người trông chờ.
    Tuổi trẻ Việt Nam, Tổ quốc đang trông chờ,
    Và, dù xa bầy, tôi cũng xin cùng lên tiếng!

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn anh về những thông tin trên. Xin góp ý: Bài viết trên bao gồm hai phần: ý kiến của ông Vũ Dũng và bình luận của tác giả bài viết. Nhưng 2 phần không được tách biệt rõ ràng (về hình thức) nên làm người đọc hơi "mệt". Theo tôi nên thay đổi kiểu chữ để phân biệt 2 phần (bằng cách in đậm nhạt hoặc in nghiêng... khác nhau) thì dễ theo dõi hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Rất hay, em post lại nhé

    Trả lờiXóa
  10. neu nhu nguoi dan minh hieu duoc nhung thong tin nay nhi???

    Trả lờiXóa
  11. Wow, bác Điếu Cày chụp ảnh đẹp quá...
    Bác đến tận nơi rồi cơ à...
    Có vào ủng hộ khách sạn của bọn Chúng Quở không ạ?

    Trả lờiXóa
  12. Buồn như con chuồn chuồn!
    Chán như con gián rồi!

    Trả lờiXóa
  13. @Phu Gia : Qua đó phải có visa chứ đâu có qua khơi được.Mính đứng bên này chộp qua thấy bên đó tụi Tàu đi lại nườm nượp.Bên mình chả có dịch vụ du lich gì ngoài mấy cái bè tre chống ra tới gần thác.
    Chán!

    Trả lờiXóa
  14. uh...doc dai thi hoi met...nhung kh doc thi cung biet la mat dat va mat bien
    con doc bai cua DCS 1 hoi thi bi tau hoa nhap ma...dat bien bi. ho bien...ma dan kh biet no da bien...tuc la doc hoai tai lieu cua DCS kh thay datva bien bi bien di o cho nao...trong khi ca cai ai Nam Quam bi mat...DAng ta tai tinh that

    Trả lờiXóa
  15. Từ sau vụ kiện của bác, em ít có thời gian vào đọc bác, nhưng thấy xu hướng cực đoan. Về vấn đề biên giới, là người tham gia làm công tác PGCM trên đất liền Việt Trung (bộ phận xử lý tính toán GPS) nên cũng biết phần nào. Có 12 nhóm PGCM trong đó một số nhóm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành thì tăng cường cho các nhóm khác. Về tiến độ giai đoạn đầu kỹ thuật, tổ chức, tác phong.. hạn chế nên chậm, từ đầu 2006-2007 đã tăng tốc nên có thể hoàn thành. Sau đó còn soạn thảo nghị định thư…
    Chủ trương chung TQ cũng thiện chí tuân thủ để ổn định biên giới với ta. Bác nào quan tâm đến chính trị TQ cũng hiểu những bất ổn bên trong và bên ngoài TQ.
    Trên toàn tuyến không thể tránh khỏi tồn tại một số ít những khu vực nhạy cảm. Tuy vậy xét trên tổng thể khối lượng việc PGCM trên đất liền thuận lợi, trong đó phải kể đến công nghệ của người Pháp. Một vài năm trước em có nghe nói về một báo cáo mật của CIA …”về cơ bản VN vẫn giữ được toàn vẹn đường bg Pháp Thanh…”
    Việc PGCM trên đất liền không nên đánh đồng với tình hình ở biển Đông. Một số người đọc xong lại cho rằng VN mất đất này nọ giống như Hoàng Sa, Trường Sa

    Trả lờiXóa
  16. Đọc quả bài này em mới hiểu thêm được tại sao các tổ chức ở hải ngoại được mỹ chu cấp

    Trả lờiXóa
  17. Đọc quả bài này em mới hiểu thêm được tại sao các tổ chức ở hải ngoại được mỹ chu cấp

    Trả lờiXóa
  18. Chào quí anh chị,
    Chào anh Điếu Cày,
    Xin có đôi lời góp ý với bạn MKA về ý nghĩa của : 1/ « đường đỏ » trên bản đồ phân định biên giới 1887 giữa Tonkin (tức Bắc Kỳ lúc đó) với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam thuộc Trung Quốc và 2/ chủ quyền của thác Bản Giốc.
    1/ Điều 15 của Luật Biển 1982 ghi như sau :
    Article 15 : « Délimitation de la mer territoriale entre Etats dont les côtes sont adjacentes ou se font face :
    Lorsque les côtes de deux Etats sont adjacentes ou se font face, ni l'un ni l'autre de ces Etats n'est en droit, sauf accord contraire entre eux, d'étendre sa mer territoriale au-delà de la ligne médiane dont tous les points sont équidistants des points les plus proches des lignes de base à partir desquelles est mesurée la largeur de la mer territoriale de chacun des deux Etats. Cette disposition ne s'applique cependant pas dans le cas où, en raison de l'existence de titres historiques ou d'autres circonstances spéciales, il est nécessaire de délimiter autrement la mer territoriale des deux Etats. »
    Tạm dịch : « Phân-định lãnh-hải giữa hai quốc-gia kế-cận hay đối-diện. Khi hai quốc-gia kế-cận hay đối-diện, không một quốc-gia nào được quyền mở rộng lãnh-hải quá đường trung-tuyến mà mọi điểm trên đây cách đều những điểm gần nhất của các đường cơ-bản, từ những đường này đo chiều rộng lãnh-hải mỗi nước, ngoại trừ có sự thoả-thuận riêng giữa hai nước. Ðiều-lệ này không áp-dụng trong trường-hợp có sự hiện-hữu những văn-kiện lịch-sử hay những trường-hợp đặc-biệt, việc phân-định lãnh-hải vì thế phải được thực-hiện bằng một cách khác. »
    Chúng ta thấy điều 15 đã dự-trù một ngoại-lệ. Ðó là trường-hợp những vùng biển đã có chủ, được xác-nhận qua một « titre de souveraineté » văn-kiện chứng-nhận chủ-quyền. Ðiều này cho phép ta kết-luận rằng luật quốc-tế về biển công-nhận sự hiện-hữu những văn-kiện liên-quan đến quyền chủ-quyền trong một vùng biển.
    Bạn MKA vô blog của tôi để đọc bài viết về “Chủ Quyền Vịnh Bắc Việt » của tôi http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-EGs0TdElabNXphrx56VTXO2Qa8378w--?cq=1&p=14
    2/ Về chủ quyền thác Bản Giốc xin mời vào : http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-EGs0TdElabNXphrx56VTXO2Qa8378w--?cq=1&p=32
    3/ Khi đề cập đến vấn đề lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia (trường hợp VN và TQ) là ta đề cập đến nhiều lãnh vực mà phần pháp lý và lịch sử là quan trọng hơn hết. Bất kỳ một cột mốc đã cắm trên biên giới Việt Trung đều có thể kiểm chứng lại vị trí của nó theo biên bản gốc. Có nghĩa là khi cột mốc bị dời đi người ta có thể đem nó lại vị trí ban đầu một các dễ dàng nếu người ta nghiên cứu kỹ. Cột mốc gần thác Bản Giốc (số 53) không là ngoại lệ.
    Điều quan trọng khác, hai Công Ước 1887 và 1895 phân định biên giới Bắc Kỳ và TQ vẫn còn hiệu lực pháp lý (chiếu theo Công Ước Vienne 1969). Nếu hai bên, VN và TQ hiện nay vẫn tôn trọng các Công Ước này, tại sao lại không thỏa thuận « cắm mốc lại theo tinh thần các công ước 1887, 1895 » mà lại ký kết hiệp ước khác (tháng 12 năm 1999) ? Đây là một sai lầm lớn của nhà cầm quyền VN hiện nay. Hậu quả của nó đã gây thiệt hại cho VN ở nhiều nơi, điển hình 11.000km² trong Vịnh Bắc Việt, vùng Nam Quan và thác Bản Giốc.
    Trương Nhân Tuấn

    Trả lờiXóa
  19. Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
    1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
    2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Trả lờiXóa
  20. Trời có một chút đát ở vùng biên ải xa xôi mà làm tùm lum mệt quá...Thôi bán cho Trung Quốc cả nước luôn đi khỏi mất công giữ .Chứ không mai nầy cho không đâu có được đồng nào .....Lên tiếng thì bịbỏ tù hết bây giờ...

    Trả lờiXóa
  21. Trời có một chút đát ở vùng biên ải xa xôi mà làm tùm lum mệt quá...Thôi bán cho Trung Quốc cả nước luôn đi khỏi mất công giữ .Chứ không mai nầy cho không đâu có được đồng nào .....Lên tiếng thì bịbỏ tù hết bây giờ...

    Trả lờiXóa
  22. Bác nào có thể vẽ bản đồ vị trí cột mốc 50. 51, 52, 53 giùm e không? Đọc mãi chả hình dung được.

    Trả lờiXóa
  23. Chúng mày dừng viết bậy nữa ai lên cầm quyền tkì cũng ckỉ vì mìnk tkôi.cả cái tkằng tác giả nữa mày tkì cũng ckỉ vì mày tkôi.ckẳng giúp ai dâw

    Trả lờiXóa