15 thg 4, 2008

Vết Nứt Trên Trường Thành

NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Vì Tây Tạng, Thế Vận Hội Bắc Kinh cháy như bó đuốc...

Trong nền văn hoá phổ thông của Trung Hoa, mà một tiêu biểu là loại truyện võ hiệp Kim Dung, Thổ Phồn là một xứ lạ, loại man di mọi rợ trong một cõi Tây Vực xa xăm. Thổ Phồn là chữ người Hoa gọi đất Tây Tạng, từ Tubo mà ra.

''Ngọn Đuốc'' Olympic


14.04.2008 17:27



Người vừa viết đơn gửi Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (OIC) phản đối Trung Quốc thể hiện Hoàng Sa trên bản đồ Olympic như là một phần lãnh thổ của họ, anh Lê Minh Phiếu, xác nhận, anh sẽ vẫn trở về Việt Nam để làm nhiệm vụ mà anh được bình chọn: rước đuốc. Chắc hẳn Lê Minh Phiếu đã phải bao đêm “trằn trọc”. Trên bản đồ rước đuốc Olympic, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không những được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc mà còn được cố tình phóng to, gây chú ý trong một khuôn riêng.

Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh

14.04.2008 16:36
Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma.
Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu. Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng.
Chủ tịch Quốc Hội là ông Hans-Gert Poettering, một người bạn thân cận với nữ Thủ tướng Ðức Angela Merkel, nói rằng vào tháng trước đáng lý ra Âu châu đã phải xét lại việc tẩy chay hoàn toàn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, và mời đức Ðạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện trước Quốc Hội. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu. Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này.
Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động chính trị vì ông Brown sẽ có mặt trong buổi lễ bế mạc, khi Trung cộng sẽ trao đuốc và cờ Thế Vận cho Anh quốc là nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội kế tiếp vào năm 2012.
Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.
Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình.
Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.


SBTN
Thượng Nghị Sĩ John McCain lên tiếng về Trung Hoa và Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

Arlington, VA, Hoa Kỳ, 10 tháng 04, 2008:

Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là quan trọng, và chúng ta đánh giá cao khả năng hợp tác của chúng ta với nhà cầm quyền Trung Quốc trải rộng trong các lãnh vực chiến lược, kinh tế và ngoại giao. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc phải hiểu là trong thế giới tân tiến của chúng ta, cách thức một quốc gia đối xử với dân chúng của mình là một đối tượng chính đáng của sự quan tâm quốc tế. Trung Quốc đã ký kết nhiều thoả ước quốc tế đặt sự đối xử của Trung Quốc đối với dân chúng là đối tượng của quan tâm chính đáng này, không còn là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Để được làm một thành phần chủ yếu có trách nhiệm trong thế giới tân tiến, một chính quyền cũng còn phải có trách nhiệm trong nước, để bảo vệ, chứ không phải để chà đạp, các quyền của người dân chính nước mình.




Tôi lên án sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tiếp tục trấn át tại Tây Tạng những người chỉ muốn thực hành tín ngưỡng và bảo vệ văn hóa và di sản của họ. Tôi đã theo dõi kỹ lưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi tin rằng Ông là một người của hoà bình, một người phản ảnh được những hy vọng và hứng khởi của nhân dân Tây Tạng. Tôi thúc đẩy chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hãy đề cặp thẳng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tại Tây Tạng bằng cách mở cuốc đối thoại chân thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhắm đến việc cho Tây Tạng được tự trị nhiều hơn. Tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy bảo đảm sự phản đối ôn hòa không bị đàn áp bằng bạo lực, hày thả ngay những tu sĩ và dân chúng bị bắt giữ vì đã diễn đạt một cách ôn hòa quan điểm của họ và hãy cho phép thế giới bên ngoài được tự do vào Tây Tạng.

Tôi hiểu và khâm phục quyết định không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội của thủ tướng Anh Quốc, Gordon Brown. Tôi tin là Tổng thống Bush sẽ duyệt xét lại sự tham dự buổi lễ của Ông và, dựa trên những hành động của Trung Quốc, quyết định là có thích hợp để tham dự hay không. Nếu các chính sách và lối hành xử của Trung Quốc không thay đổi, là tôi,tôi sẽ không tham dự lễ khai mạc. Nó không phục vụ gì cho nhà cầm quyền Trung Quốc, và chắc chắn là không phục vụ gì đối với dân chúng Trung Hoa, khi mà Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác giả vờ là sự đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc không tạo sự quan tâm nào đối với chúng ta. Nó là, sẽ là và phải là mối quan tâm của chúng ta.

SAU ĐÂY LÀ NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA THƯỢNG NGHĨ SĨ JOHN MCCAIN TẠI WEBSITE CỦA ÔNG:

For Immediate Release
April 10, 2008 Contact: Press Office
703-650-5550

Statement By John McCain On China And The Olympic Games

ARLINGTON, VA -- U.S. Senator John McCain today issued the following statement on China and the Olympic Games:

"Our relationship with China is important, and we value our ability to cooperate with the Chinese government on a wide variety of strategic, economic, and diplomatic fronts. But the Chinese government needs to understand that in our modern world, how a nation treats its citizens is a legitimate subject of international concern. China has signed numerous international agreements that make China's treatment of its citizens a subject of legitimate international concern, not just a matter of national sovereignty. To be a responsible stakeholder in the modern world, a government must also be responsible at home, in protecting, not trampling, the rights of its people.

"I deplore the violent crackdown by Chinese authorities and the continuing oppression in Tibet of those merely wishing to practice their faith and preserve their culture and heritage. I have listened carefully to the Dalai Lama and am convinced he is a man of peace who reflects the hopes and aspirations of Tibetans. I urge the government of the People's Republic of China to address the root causes of unrest in Tibet by opening a genuine dialogue with His Holiness, the Dalai Lama, aimed at granting greater autonomy. I urge the Chinese authorities to ensure peaceful protest is not met with violence, to release monks and others detained for peacefully expressing their views and to allow full outside access to Tibet.

"I understand and respect Prime Minister Brown's decision not to attend the Olympic opening ceremonies. I believe President Bush should evaluate his participation in the ceremonies surrounding the Olympics and, based on Chinese actions, decide whether it is appropriate to attend. If Chinese policies and practices do not change, I would not attend the opening ceremonies. It does no service to the Chinese government, and certainly no service to the people of China, for the United States and other democracies to pretend that the suppression of rights in China does not concern us. It does, will and must concern us."

(Nguồn:
http://www.johnmccain.com/Informing/News/PressReleases/b7a26d26-c42f-4936-b22d-31a844019136.htm)
Peter Nguyễn Minh Trung

13 thg 4, 2008

Hội Nhà báo im lặng trước ''tai nạn'' của các Nhà báo!




12.04.2008 16:10

Xem hình
Phó TBT báo T., một tờ báo có phóng viên nằm trong danh sách mà A24 đề nghị khởi tố do đưa tin vụ PMU 18, kể lể rất tâm tư rằng suốt tuần qua anh như “ngồi trên đống lửa” bởi lúc lúc lại có điện thoại hỏi về việc có phải lính của anh đã bị tống đạt quyết định khởi tố bị can? Anh hỏi vì sao tai họa cứ rình rập làng báo mà không thấy Hội Nhà báo lên tiếng?

Nghe câu hỏi, Phó chủ tịch Hội ngồi trên cũng nhấp nhổm: “Tôi cũng chẳng biết nhiều hơn đồng chí, cũng chỉ nghe phong phanh thế. Mà nếu có anh em nào cố tình đưa tin sai thì Hội cũng không thể bảo vệ!”. Duy nhất có một ý kiến của vụ trưởng một cơ quan trung ương tỏ ra chia sẻ được nói rằng “khi báo cáo trung ương, chúng tôi có đề nghị phải hết sức thận trọng khi khởi tố phóng viên, bởi phải xét tương quan giữa hai việc: tha cho Nguyễn Việt Tiến và xử lý hình sự phóng viên”. Song sự chia sẻ chỉ dừng ở đó mà thiếu những căn cứ xác đáng lột trần bản chất hai sự việc.

Lật lại hồ sơ vụ án này thấy rằng, theo Quyết định số 13/VKSTC-V1A ngày 28-3 của VKSND tối cao do KSV Nguyễn Duy Hồng ký, trong 3 tội danh đã khởi tố, ông Tiến được đình chỉ 2 tội do không phạm tội (bị oan). Riêng tội “Thiếu trách nhiệm…” VKS thấy rằng đủ yếu tố cấu thành, nhưng xét khoản 1 Điều 25 BLHS miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Việt Tiến. Khoản 1 điều luật này nói, sẽ miễn nếu do chuyển biến của tình hình mà hành vi của tội phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa!

Theo các chứng cứ có trong hồ sơ, Nguyễn Việt Tiến đã thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo PMU 18, để xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Cụ thể, bản thân Tiến ký “cho mượn” 4 xe ô tô gây thiệt hại cho nhà nước (dù có xe đã được lãnh đạo Bộ đồng ý và đây là tình tiết gỡ cho Tiến), song kiểu xài sang tài sản nhà nước đó đã “làm gương” cho Dũng “tổng” dẫn đến sau này Dũng “cho mượn” tới trên 20 xe hơi đắt tiền khác. Hơn thế, đội ngũ của PMU 18 hiện đang “nhập trại” có khá nhiều người do Nguyễn Việt Tiến dẫn dắt, đào tạo, song đã phát hiện họ đánh bạc, khai khống rút tiền nhà nước.

Như vậy có thể nói, dù “tình hình có chuyển biến” như lý lẽ VKS thì các hành vi tùy tiện sử dụng tài sản công gây thiệt hại và để cấp dưới phạm tội nhiều như thế vẫn nguy hiểm cho xã hội như thường, không đúng như quy định tại khoản 1 Điều 25 BLHS! Tuy nhiên, có thể chấp nhận thêm các căn cứ VKS đưa ra: không phát hiện Nguyễn Việt Tiến vụ lợi và có nhiều đóng góp cho ngành GT-VT… để mà miễn trách nhiệm hình sự.

Đổi lại, với 3 nhà báo đang “nằm trên thớt”, theo BL, hành vi phạm tội có thể là có thật. Song đến nay cả CQĐT và VKS hiện chưa thu thập được chứng cứ nào chứng minh động cơ đưa tin về vụ PMU 18 của họ là vụ lợi (như nhận tiền của đối thủ chính trị cạnh tranh với ông Tiến, ông Oánh hoặc lý do khác…). Thêm nữa, họ là những người chấp hành chỉ đạo của BBT báo, đưa tin theo sự kiện đang diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của bạn đọc về vụ PMU 18 nói riêng, công cuộc chống tham nhũng nói chung. Chính VKS đã xác nhận công lao này của báo chí cách mạng VN, mà xét góc độ cá nhân, 3 nhà báo đang bị gọi hỏi có đóng góp không nhỏ trong nhiều vụ khác.

Thêm nữa, Viện phó VKSND tối cao Hoàng Nghĩa Mai thừa nhận, trong bối cảnh phê chuẩn lệnh bắt, khám xét đối với ông Tiến, nếu “ai đó” mà không phê, hoặc nói ngược, chắc chắn sẽ bị nghĩ khác. Và ông Viện phó xác nhận, cơ quan pháp luật đã hành xử theo áp lực dư luận! Như vậy cần lật lại bối cảnh khi ấy: chỉ cần nhà báo, tờ báo nào không đưa tin, hoặc ngừng đưa tin (chưa nói đưa tin theo chiều ngược)… cũng chắc chắn sẽ gây nghi ngờ, thất vọng cho bạn đọc! Thậm chí có nhà báo đã bị phê bình, dọa kỷ luật vì chần chừ đứng ngoài cuộc…

Như vậy, giống như Nguyễn Việt Tiến, ba nhà báo phải được áp dụng khoản 1 Điều 25 BLHS để miễn trách nhiệm hình sự (nếu có). Và như thế, Hội Nhà báo không thể im lặng nữa…

(Theo Bút lông)

11 thg 4, 2008

Thư cảm ơn cua Mỹ Tâm cô ca sỹ từ chối rước ngọn đuốc của kẻ xâm lược




Mỹ Tâm cô ca sỹ từ chối rước ngọn đuốc của kẻ xâm lược ngang qua Sài Gòn
Thư cảm ơn

Nhận được tin cô ca sỹ Mỹ Tâm, giọng ca đến từ khu vực miền Trung nắng và gió, đó là Đà Nẵng, nơi quần đảo Hoàng Sa trực thuộc về hành chính đã từ chối cầm đuốc Olimpic Bắc Kinh trong ngày 29-4 khi ngọn đuốc chạy qua Sài Gòn.

Sự từ chối của cô có thể là sự thực như cô nói vì cô phải đi qua Hàn Quốc, hoặc cô hiểu được ngọn đuốc Olimpic lần này nó không đơn thuần chỉ là ngọn lửa thể hiện cho tinh thần thể thao mà nó còn lồng vào đó là một âm mưu chính trị, nhằm hợp thức hoá quần đảo Hoàng Sa tại quê hương Đà Nẵng của cô.

Hãy nhìn xem sự nhục nhã mà chính quyền Trung Quốc nhận được trong suốt hành trình ngọn lửa Olimpic đi qua khắp các nước trên thế giới. Đến nỗi mà ông chủ tịch IOC phải nghĩ đến khả năng bãi bỏ đường rước đuốc qua các nước ngoài Trung Quốc chỉ vì sự tẩy chay, chống đối những nơi ngọn đuốc Olimpic đi ngang. Thế nhưng, đằng sau Olimpic là một âm mưu chính trị rất thâm độc mà chính quyền Trung Quốc dù bể mặt, nhục nhã với bạn bè thế giới nhưng vẫn quyết rước đuốc đến cùng.

Làn sóng tẩy chay Olimpic nó âm ĩ bấy lâu nay, hừng hực trong huyết thanh của những người yêu mến tự do-dân chủ. Nhưng nó chỉ thực sự bùng phát kể từ khi xảy ra sự việc tắm máu tại Tây Tạng. Chính quyền Trung Quốc đã đưa quân đội, xe tăng, sung ống, đạn dược vào Tây Tạng nhằm xoá bỏ mọi nguyện vọng được tự trị tại vùng thánh địa huyền bí này. Bằng âm mưu Hán hoá Tây Tạng, chính quyền TQ đã âm thầm đưa quân đội giả dạng các nhà sư, cũng cạo đầu và mặc cà sa như các vị sư Tây Tạng. Bên cạnh đó, để tiêu dịêt Phật giáo mà TQ đã đưa gái điếm nhằm xoá bỏ cả một nền văn hoá đã tồn tại ở đây hơn ngàn năm. Sự Hán hoá diễn ra một cách mạnh mẽ thông qua con đường sắt chạy lên Lhassa. Đã có khoảng hơn 100 người Tây Tạng đã ngã xuống trong lần đứng ra chống đối chính quyền Trung Quốc, máu họ đổ ra không hề vô nghĩa, họ sống vì mong được Tự Do, họ chết vì Tự Do không có. Tiếp sức cho họ, hàng ngàn hàng triệu con người trên hành tinh, những con người đã cảm nhận được Tự Do- Dân Chủ cũng như những người sống trong một đất nước không có Tự Do-Dân Chủ đứng lên cỗ vũ họ, hoan nghênh những con người can đảm, anh dũng đã thoát ra được sợ hãi để mạnh mẽ chống lại sự bá quyền, chống lại sự phản động, sự bạo tàn, nhẫn tâm của chủ nghĩa Cộng Sản. Và rồi, khi ngọn lửa Olimpic được thắp lên, lẽ ra đó là ngọn lửa đại diện cho tinh thần thể thao, cho một thế giới đoàn kết, nhưng ngọn lửa lần này nó được thắp lên bởi máu của người Tây Tạng, của người Hồi ở Tân Cương, của tín đồ của Pháp Luân Công, của những nhà báo, phóng viên, của những người yêu Tự Do-Dân Chủ ở Trung Quốc. Do đó, không có lý do nào những người hiểu biết, đang sống trong một xã hội Dân Chủ như Anh, Pháp, Mỹ …lại ủng hộ ngọn đuốc bạo tàn đó cả. Họ đã đứng lên để cho chính quyền Trung Quốc thấy rằng, trong con mắt của họ, chính quyền Trung Quốc là một nhà nước dã man, một chính quyền chuyên chính man rợ thời hồng hoang và chẳng có lý do gì mà họ phải hoan nghênh ngọn đuốc tội lỗi này cả.

Slogan của Olimpic là "One world, one dream" và ước mơ của thế giới này là Tự Do-Dân Chủ, thì chẳng có lý do gì ngọn đuốc ấy lại được thắp sáng tại Trung Quốc, một nước phỉ báng dân chủ, đạp đổ Tự Do.

Tôi, một người yêu Dân Chủ-Tự Do xin chân thành cám ơn cô ca sỹ Mỹ Tâm, dù rằng tôi chưa một lần tốn tiền để mua CD của cô về nghe, nhưng tôi rất lấy làm biết ơn về việc làm của cô, điều đó đã cho thấy rằng, trong giới ca sỹ, nơi hiện diện của sự phù hoa, phù phiếm vẫn còn những con người biết nghĩ đến cho quê hương, đất nước. Và tôi cũng mong rằng, sẽ còn nhiều những người có tấm lòng như cô nữa.

* (Sau khi viết bài này xong, tôi được biết người để thay thế cho Mỹ Tâm rước đuốc là cô ca nhi thiếu uý văn công Hồ Quỳnh Hương)

Nguon : Blog's Thien sau

Ngọn đuốc Thế vận kết thúc chặng đường quay cuồng tại San Francisco

Ngọn đuốc Thế vận kết thúc chặng đường quay cuồng tại San Francisco
11.04.2008 15:36

Xem hình
Ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh 2008 đã phải chơi trò cút bắt với hàng ngàn người biểu tình và người đi coi, đứng tràn đầy khu phố cảng của thành phố biển San Francisco vào hôm Thứ Tư, trước khi được rước qua Buenos Aires mà không có lời từ giã chính thức ở trạm ngừng tại Hoa Kỳ, trên lộ trình rước đuốc Thế vận quanh thế giới.

Do phải đối đầu với làn sóng biểu tình chống Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, ban tổ chức cuốc rước đuốc tại thành phố San Francisco đã phải cắt ngắn tuyến đường rước đuốc còn một nửa và phải thay đổi lộ trình vào giờ chót để tránh chạm trán với đoàn biểu tình.

Dự đoán trước sự đối đầu của hai phe chống đối và ủng hộ có thể xảy ra, nên ban tổ chức đã phải huy động ngoài lực lượng cảnh sát ra, còn có lực lượng cảnh sát đặc nhiệm SWAT và một số nhân viên FBI. Trên không trung thì có trực thăng, dưới nước thì có lực lượng giang cảnh Coast Guard.

Mặc dầu với lực lượng giữ trật tự hùng hậu như vậy, nhưng ban tổ chức vẫn phải thay đổi và cắt ngắn lịch trình liên tục. Thoạt tiên sau khi ngọn đuốc xuất hiện ở chặng đầu thì lại biến mất ngay, để rồi lại xuất hiện 1 tiếng đồng hồ sau đó cách địa điểm đầu tiên 3 cây số.

Sau khi lộ trình diễn hành của ngọn đuốc bị sửa đổi và rút ngắn lại để ngăn ngừa những gián đoạn có thể xảy ra bởi một đoàn người biểu tình đông đảo, thì nghi thức bế mạc cuộc rước đuốc tại San Francisco phải bị huỷ bỏ ở địa điểm đã được chuẩn bị trước là khu bến tàu, và chuyển đến Phi trường quốc tế San Francisco. Sau đó ngọn đuốc được đưa thẳng lên phi cơ và không được trưng bày.

Biện pháp thay đổi lộ trình và địa điểm nghi thức bế mạc vào giờ phút cuối đã được đưa ra vì những lo ngại về an ninh, theo sau các cuộc biểu tình hỗn loạn tại Luân Ðôn và Paris, chống nhà cầm quyền Trung Quốc về thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng của họ ở Tây Tạng và các nơi khác, đồng thời việc thay đổi lộ trình và địa điểm của nghi thức bế mạc cũng đã ngăn ngừa nhiều người muốn nhìn thấy ngọn đuốc như chứng kiến một sự kiện lịch sử.

Khi đi qua đường phố San Francisco, thì ngọn đuốc được rước theo một lộ trình lòng vòng làm người đi coi lẫn người biểu tình đều bị nhầm lẫn, thắc mắc không biết chuyện gì xảy ra, trong khi họ cùng nhau đứng đợi một cuộc rước đuốc không bao giờ đến. Những người biểu tình cũng vội vã thay đổi dự tính của họ và chạy theo lộ trình của ngọn đuốc đã được sửa đổi.

Ông thị trưởng Gavin Newsom, ngồi trong một chiếc xe thùng caravan nơi chứa ngọn đuốc, nói với hãng thông tấn AP rằng việc thay đổi địa điểm của nghi thức bế mạc được đưa ra vào giờ chót vì số lượng người tụ họp đông đảo và thái độ của họ ở bên ngòai công viên AT&T, là nơi dự định cho nghi thức bế mạc.

Nửa tiếng đồng hồ trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu, các giới chức liên hệ đã cắt ngắn lộ trình rước đuốc từ 6 dặm Anh xuống còn phân nửa.

Lúc khai mạc, người rước đuốc đầu tiên nhận và đốt ngọn đuốc từ một đèn lồng chứa ngọn lửa Thế vận, giương cao một lúc rồi chạy bộ vào một khu chứa hàng. Có một chiếc xe mô tô của cảnh sát chạy theo hộ tống, nhưng không ai thấy người cầm đuốc nữa.

Giới chức liên hệ đưa ngọn đuốc diễn hành bằng xe khoảng 1 dặm trong đất liền, rồi đưa cho 2 người rước đuốc ở nơi không có phóng viên báo chí và người biểu tình hiện diện, và họ bắt đầu rước ngọn đuốc chạy về phía cầu Golden Gate Bridge, ngược lại với địa điểm mà hàng ngàn người đang đứng chờ đợi ngọn đuốc. Thêm nhiều rắc rối xảy ra, đoàn rước đuốc ngừng lại gần cầu Golden Gate Bridge một chút, rõ ràng là bị lầm lẫn, trước khi chạy về hướng phi trường.

Trong khi ngọn đuốc được rước về phía phi trường, thì nhiều tin tức được chuyền tai đến đoàn người đông đảo đang đứng đợi có lúc lên đến 10,000 người, ở khu bến tàu, rằng ngọn đuốc sẽ không đến đây.

Đương nhiên sự thay đổi này làm cho tất cả những người có mặt của cả 2 phía đều thất vọng.

Anh Dave Dummer là một người đi coi, đã bày tỏ sự thất vọng, “Tôi bực quá, lưng tôi bị đau vì đứng chờ cả buổi ở cái lối đi lồi lõm này …, đây là cơ hội ngàn năm một thuở và người ta làm cho nó bị lung tung lên chỉ vì biểu tình phản đối”

Còn anh Matt Helmenstine, một thầy giáo trung học, cầm trong tay lá cờ Tây Tạng, nói: "Thật là hèn. Họ không dám rước đuốc qua thành phố, tức là chẳng ai ủng hộ Thế vận này".

Trong khi đó một ủng hộ viên Trung Quốc là anh Michael Huo, một kỹ sư hiện đang làm việc tại thung lũng Silicon Valley thì nói rằng "Tôi cảm thấy là chúng ta bị lừa, bởi vì ý nghĩa của cuộc rước đuốc là cho cả thế giới thấy là đất nước tôi đang tổ chức thế vận".

Sở dĩ San Francisco được chọn để đứng ra tổ chức cuôc rước đuốc vì nơi đây có một cộng đồng đông đảo người Trung Hoa.

Cộng đồng người Hoa ở San Francisco là một cộng đồng lớn, chiếm 1/5 dân số của thành phố này. Tòa Lãnh sự của Trung Cộng đã sử dụng tối đa các phương tiện tuyên truyền, lôi kéo, kể cả bắt buộc du học sinh Trung Quốc phải cầm cờ đỏ Trung Quốc xuống đường để ủng hộ cuộc rước đuốc. Do đó, người ta đã thấy một rừng cờ đỏ của phe "ủng hộ" đứng một bên, và bên kia là của phe biểu tình phản đối với đủ màu sắc cờ của người Tây Tạng, người Việt Nam, người Sudan, người Tân Cương, người Miến Ðiện … và biểu ngữ lên án Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Thông tấn xã quốc doanh Tân Hoa xã của Trung Quốc tường thuật vào sáng sớm hôm Thứ Năm rằng, chặng đường rước đuốc San Francisco đã được thay đổi, “vì sự đe doạ của những kẻ Tây Tạng ly khai và ủng hộ Tây Tạng muốn phá hoại cuộc rước đuốc”.

Có một vài dấu hiệu căng thẳng trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu. Hai nhóm ủng hộ Tây Tạng và ủng hộ Trung Quốc được cấp phát giấy phép biểu tình cùng đứng cạnh bên nhau, ở một khu vực cho phép trong một con đường lớn. Những người đại diện của hai bên tràn ra khỏi khu vực được cho phép của họ và la mắng nhau, nhưng không có cảnh sát hiện diện để can thiệp.

Ít nhất có một người rước đuốc đã bày tỏ sự ủng hộ cho Tây Tạng được độc lập, khi chị đang ở lúc được nhiều người chú ý. Sau khi nhận ngọn đuốc và bắt đầu chạy, chị Carter 41 tuổi, đại diện cho một tổ chức từ thiện tại Nữu Ước, liền lôi ra một lá cờ Tây Tạng nhỏ được dấu trong tay áo và giương lên.

Chị kể lại, “An ninh Trung Quốc và cảnh sát nhào vào tôi như là chuột sa chĩnh gạo, tôi không nói đùa đâu. Họ lôi tôi ra khỏi cuộc rước đuốc, và cảnh sát San Francisco đẩy tôi vào đám đông đang đứng ở bên đường”.

Ở phía xa dọc theo lộ trình đã được dự định, khoảng 200 du học sinh Trung Quốc bao vây một chiếc xe có trưng cờ Tây Tạng, ngay trước cửa của trung tâm du lịch Pier 39 của thành phố.

Các du sinh nàỵ, đến đây bằng xe bus từ Ðại học California. Một du sinh Trung Quốc tên Yi Che, khua trống và la lớn “Hoan hô Olympic” bằng tiếng Tàu.

Yi Che nói, “Tôi hãnh diện là người Trung Quốc và tôi phẫn nộ vì có nhiều người ngu dốt không biết rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Tây Tạng đã và sẽ muôn đời là một phần của Trung Quốc”.

Chặng đường rước đuốc vòng quanh thế giới của ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh dài 85,000 dặm Anh, đi xuyên qua 20 quốc gia là chặng rước đuốc dài nhất trong lịch sử Thế vận, và được dùng để tạo dựng sự hồi hộp thích thú cho Thế vận hội Bắc Kinh. Nhưng cuộc rước đuốc này bị những người phản đối Trung Quốc chống đối vì họ giận dữ thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Hàng trăm người biểu tình ủng hộ Tây Tạng lẫn Trung Quốc đã huýt sáo, thổi còi và giương cờ khi họ thấy nhau tại địa điểm của lễ khai mạc cuộc rước đuốc. Cảnh sát đã phải rất khó khăn để giữ hai bên tránh không cho va chạm. Ít nhất có một người biểu tình bị bắt giữ, và cảnh sát phải đóng nút chặn không cho ai qua lại tại một cây cầu trên đường dẫn đến địa điểm lễ khai mạc, gần McCovey Cove từ phía sân vận động.

Một người rước đuốc, hồi đầu tuần đã có dự tính rút lui ra khỏi cuộc rước đuốc vì lo ngại cho vấn đề an toàn cá nhân, theo các giới chức liên hệ cho biết. Cuộc rước đuốc không những phải đối phó với những người biểu tình chống Trung Quốc đàn áp Tây Tạng, mà còn phải đối phó cả với những người Miến Ðiện và Sudan phản đối Trung Quốc đang ủng hộ chế độ quân phiệt Yangoon và Darfur, và người Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa.

Giới thẩm quyền địa phương nói rằng họ ủng hộ những quan điểm khác nhau, nhưng vấn đề an ninh chặt chẽ là cần thiết vì những hỗn loạn đã xảy ra tại Luân Ðôn và Paris, cộng thêm vào là một cuộc phản đối hôm Thứ Hai của những người tranh đấu ủng hộ Tây Tạng độc lập, đã leo lên treo biểu ngữ trên cầu Golden Gate.

Xe cảnh sát đã đuợc dùng để ngăn chặn và giữ những người biểu tình không cho họ tràn ra đường, và cơ quan FAA đã hạn chế các trực thăng thuộc các đài truyền hình không cho bay trên vòm trời thành phố, cùng các trực thăng cấp cứu và của cơ quan bảo vệ an ninh trật tự. Các cơ quan bảo vệ an ninh trật tự đã thiết lập nhiều hàng rào chướng ngại và các nhân viên cảnh sát chạy bộ, bằng xe đạp cùng mô tô đã chuẩn bị để che chắn bảo vệ cho những người cầm đuốc.

Ông Peter Ueberroth, chủ tịch Uỷ ban Thế vận Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ đã có một sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm cho những người biểu tình phản đối, đồng thời giúp cho những người cầm đuốc có một kinh nghiệm vui vẻ tốt đẹp qua cuộc rước đuốc, và ngăn ngừa không cho lập lại những gì đã xảy ra tại Luân Ðôn và Paris khi ngọn đuốc được rước qua đó.

Ngọn đuốc Thế vận bắt đầu chặng đường xuyên thế giới vào ngày 24/3, từ đỉnh núi Olympia ở Hy Lạp để đến Bắc Kinh, và là sự chú ý của những cuộc biểu tình phản đối ngay từ lúc đầu.

Mặc dù những người rước đuốc tại các thành phố khác đã than phiền về thái độ hung hăng côn đồ của mật vụ Trung Quốc trong bộ đồng phục thể thao màu xanh dương, được Bắc kinh gởi đến bảo vệ cho ngọn đuốc, thì không có vấn đề gì xảy ra tại chặng đường ở San Francisco, California.

Tại Bắc Kinh, chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế Jacques Rogge đã gặp Thủ tướng Ôn gia Bảo của Trung Quốc vào hôm Thứ Tư để bàn thảo về việc chuẩn bị cho Thế vận hội, và theo Uỷ ban Thế vận thì “một số đề tài về Thế vận hội đã được đề cập”.

Ông Rogge sẽ cho biết thêm chi tiết về cuộc gặp gỡ này tại một cuộc họp báo vào Thứ Sáu, khi Ủy ban Thế vận sẽ họp để bàn về việc có nên chấm dứt ngay các chặng đường rước đuốc xuyên thế giới còn lại, sau San Francisco, vì biểu tình phản đối đang lan rộng khắp nơi.

Ngọn đuốc theo chương trình thì sẽ đến Buenos Aires, Á Căn Ðình, và hàng chục thành phố khác trước khi trở về Bắc Kinh vào ngày 04/8, để chuẩn bị cho lễ khai mạc Thế vận hội ngày 08/8.

Ông Rogge vẫn tự chế không muốn chỉ trích Trung Quốc, vì theo ông thì ông ưa thích đối phó trong “ngoại giao thầm lặng” với Bắc Kinh hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Tư trên đài truyền hình VRT tại quê quán của ông ở Bỉ Quốc, ông Rogge cảnh báo rằng việc dồn ép Trung Quốc quá xa về vấn đề Tây Tạng và nhân quyền sẽ không có lợi gì cả mà còn gây ra phản ứng ngược.

“Nếu quý vị hiểu Trung Quốc, quý vị nên biết rằng chồng chất càng nhiều hàng rào chướng ngại và dùng ngôn ngữ cứng rắn sẽ có ảnh hưởng ngược lại. Trung Quốc sẽ đóng cửa lại và không giao thiệp với thế giới bên ngoài, và đừng quên rằng, họ đã làm thế cả 2000 năm trời.”

Trong khi đó, Toà Bạch Ốc đã nói lại rằng Tổng thống Bush sẽ đi tham dự Thế vận hội, nhưng vẫn có thể là ông sẽ không đến tham dự lễ khai mạc. Khi được hỏi là ông Bush sẽ đến coi phần nào của Thế vận hội thì bà tuỳ viên báo chí Dana Perino có vẻ lưỡng lự và nói rằng chương trình của các chuyến công du ngoại quốc có thể thay đổi vì còn quá xa và hơn nữa có nhiều vấn đề cần phải xem xét khi hoạch định chuyến đi.

Môt phát ngôn viên của Thủ tướng Gordon Brown nói rằng vị lãnh đạo Anh Quốc sẽ không đi tham dự lễ khai mạc. Văn phòng của Thủ tướng Brown nói rằng quyết định này không phải là nhằm mục đích đưa một thông điệp phản đối đến Trung Quốc, vì Bộ trưởng Thế vận Tessa Jowell sẽ đại diện chính phủ Anh tham dự lễ khai mạc, và ông Brown sẽ tham dự lễ bế mạc.

Luân Ðôn sẽ đứng ra tổ chức Thế vận hôi 2010, và nhiều giới chức chính quyền Anh Quốc sẽ đến tham dự các buổi tranh tài trong suốt thời gian Thế vận hội tại Bắc Kinh.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng ông đang suy nghĩ không biết có nên tham dự lễ khai mạc hay không, như là một sự phản đối về việc Trung Quốc đàn áp người Tây Tạng.

Ðược biết, trong các chặng đường rước đuốc còn lại tại các thành phố, lộ trình đã được thay đổi và rút ngắn lại, như ở Jakarta và Canberra.

• Lê Minh và Khánh Ðăng tổng hợp 10/4/08

9 thg 4, 2008

Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế-Lê Minh Phiếu




* Đây là lá thư của Lê Minh Phiếu, một trong số 60 người VN được chọn ruớc đuốc qua Sài Gòn mới gửi thư cho UB Olympic quốc tế, phản đối TQ chính trị hóa Olympic 2008. Vâng, it nhất đã có một trong số 60 người lên tiếng!

Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế

Lê Minh Phiếu

Một người rước đuốc Olympic 2008

Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế

Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV

Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008

Ủy ban Olympic Quốc tế

Château de Vidy

1007 Lausanne

Thụy Sĩ

Attn : Bá tước Jacques Rogge

Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu

Phụ lục 1

Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008

(Nguồn: http://torchrelay.beijing2008.cn/en/journey/map/)

Image Hosted by ImageShack.us
src="file:///C:/DOCUME~1/Me/LOCALS~1/Temp/msoclip1/01/clip_image001.jpg">

Phụ lục 2

Bản đồ rước đuốc Paralympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008

(Nguồn: http://torchrelay.beijing2008.cn/en/journey/map2/)

Image Hosted by ImageShack.us
src="file:///C:/DOCUME~1/Me/LOCALS~1/Temp/msoclip1/01/clip_image002.jpg">

Phụ lục 3

Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 (phóng to) được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008

(Nguồn: ttp://torchrelay.beijing2008.cn/en/journey/map/)

Image Hosted by ImageShack.us

Hơn 500 Người Biểu Tình Làm Gián Đoạn Cuộc Rước Đuốc Thế Vận Tại Paris




Cựu tuyển thủ quần vợt Arnaud Di Pasquale cầm ngọn đuốc bị dập tắt. Ngọn đuốc bị dập tắt 3 lần rồi đốt lại để tránh những người biểu tình.

DSC05794 [Desktop Resolution]

Paris (Thứ Hai 7/4/2008) -- Ngay sau khi cuộc rước đuốc tại Luân Đôn gặp phải sự chống đối dữ dội của người biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đàn áp tại Tây Tạng, cảnh sát Pháp đã quyết không để xảy ra tình trạng tương tự.

Từ sáng sớm, đã có hơn 500 người biểu tình tụ tập tại quảng trường Trocadero, đối diện tháp Eiffel, là nơi cuộc rước đuốc bắt đầu. Để bảo vệ đoàn rước đuốc, cảnh sát đã huy động một lực lượng gồm một đoàn 65 xe mô tô, 100 nhân viên phòng chữa cháy, 100 cảnh sát di chuyển bằng đôi giày trượt, 50 xe cơ giới và hơn 200 cảnh sát dã chiến, để bảo vệ tuyến rước đuốc dài 28 cây số. Ngoài ra còn có 3 tàu cao tốc tuần tiễu giòng sông Seine và 1 chiếc trực thăng quần thảo bầu trời Paris. Tổng cộng, cảnh sát đã huy động hơn 3,000 cảnh sát để giữ trật tự.

DSC05728 [Desktop Resolution] DSC05792 [Desktop Resolution] DSC05778 [Desktop Resolution] DSC05777 [Desktop Resolution] DSC05776 [Desktop Resolution] DSC05766 [Desktop Resolution] DSC05754 [Desktop Resolution] DSC05753 [Desktop Resolution] DSC05752 [Desktop Resolution] DSC05751 [Desktop Resolution] DSC05750 [Desktop Resolution]

Với lực lượng hùng hậu như vậy, cảnh sát Pháp dự trù sẽ dọn trống 200m ở hai bên đường đi để ngọn đuốc có thể đi hết chặng đường 28 cây số đến đích cuối cùng là Sân vận động ở phía nam thành phố. Tuy nhiên, lực sĩ điền kinh người Pháp Stephane Diagana chỉ mang ngọn đuốc được 200m, bắt đầu từ điểm khởi hành ở tháp Eiffel thì chen lấn xô đẩy xảy ra. Cảnh sát liền đưa ngọn đuốc lên một xe bus để đề phòng những người biểu tình tìm cách dập tắt ngọn lửa và người ta đã phải tắt ngọn đuốc 3 lần rồi đốt lại để tránh đoàn biểu tình.

Nhưng ngọn đuốc cũng không đi được xa mấy dọc theo giòng sông Seine khi có một nhóm người biểu tình khác cố giựt ngọn đuốc để tắt đi, nhưng cảnh sát đã nhanh tay ngăn cản.

Vài người biểu tình đã vượt qua được vòng đai an ninh để lọt vào bên trong tháp Eiffel và trương lên một lá cờ với hình 5 vòng tròn Thế vận là 5 cái còng tay.

Những người biểu tình đã mang những biểu ngữ trên đó có các câu như "Thiên an môn 1989 – Lhasa 2008" và "Cho một thế giới đẫm máu, chào mừng đến Thế vận hội chế tạo tại Trung Quốc". Họ cũng liên tục la lớn "Hãy cứu lấy Tây Tạng" và "Hãy nhanh lên, Tây Tạng đang chết dần". Ngay trước mặt tòa thị sảnh thành phố có một biểu ngữ lớn "Paris quyết bảo vệ nhân quyền trên thế giới".

Khi được hỏi, một viên chức ở tòa đại sứ Trung Cộng tại Paris đã phát biểu rằng cuộc rước đuốc này là một "lễ hội lớn" và cái nhóm người biểu tình kia chỉ là một thiểu số nhỏ mà thôi. Chỉ vài giờ trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu Tổng thống Pháp Sarkozy một lần nữa đã khẳng định là không loại bỏ khả năng tẩy chay buổi lễ khai mạc.

Từ Bắc Kinh sáng nay, vị chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế người Pháp, ông Jacques Rogge lần đầu tiên tỏ thái độ "chính trị" khi phát biểu "Tôi rất quan ngại về tình hình ở Tây Tạng và mong muốn sớm có một giải pháp ổn thỏa".

Ngay các lực sĩ Pháp tham gia rước đuốc cũng bày tỏ thái độ và lên tiếng bằng cách đeo giải băng nhỏ với hàng chữ "Hãy vì một thế giới tốt hơn".

So với cuộc biểu tình đầy hỗn loạn chống cuộc rước đuốc tại Luân Đôn, nơi mà ngọn đuốc vài lần cũng phải được đưa lên một chiếc xe bus để đi xuyên qua thành phố, và cảnh sát đã bắt giữ 37 người, thì tại Paris cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 người, trong đó có một dân biểu Pháp với bình xịt chữa lửa trong tay.

2 tờ báo lớn của Pháp đã chạy một tít hàng chữ "Ngọn đuốc bất hòa" và kèm theo tấm ảnh có hình 5 còng số 8 thay thế 5 vòng tròn Olympic.

Hệ thống truyền hình Trung Quốc khi trình chiếu trực tiếp cuộc rước đuốc tại Luân Ðôn hôm Chủ Nhật cũng như tại Paris hôm nay đã bỏ qua các khúc rước đuốc bị gián đoạn vì bị người biểu tình phản đối, và chỉ chiếu những đoạn ngọn đuốc đi qua không gặp trục trặc. Do đó, người dân Trung Quốc hoàn toàn không biết gì về những sự việc đã xảy ra tại Luân Ðôn cũng như Paris.

Sau Paris, ngọn đuốc sẽ đến San Francisco, rồi New Delhi. Chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc biểu tình khác nữa trong suốt lộ trình rước đuốc băng qua 21 thành phố, 6 châu lục trước khi trở về Trung Quốc vào ngày 4 tháng 5.

Ngọn đuốc sẽ đến thủ đô Canberra của Úc Châu vào ngày 24/4 và tại đây cũng hứa hẹn một cuộc biểu tình rầm rộ để "dàn chào Ngọn đuốc bất hòa". Thủ tướng Úc ông Kevin Rudd phát biểu từ London, trong buổi hội kiến với Nữ hoàng Anh, đã lập lại rằng ông không chấp nhận lời yêu cầu của Trung Quốc cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc được sang để bảo vệ ngọn đuốc trong chuyến rước đuốc tại Canberra. Hôm nay chính phủ Úc cho biết sẽ họ thay đổi lộ trình của tuyến rước đuốc ở thủ đô Úc Châu và gia tăng an ninh nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Khánh Đặng tổng hợp từ AP, AFP - 7/4/2008

6 thg 4, 2008

TÌNH HÌNH THẰNG TÀU NĂM 2008

Hàng Trung Quốc: Thời giá rẻ đã qua?
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=99&id=340bd253891458&pageid=2710
n Kiều Oanh

Cách đây 20 năm, doanh nhân Tim Hsu thành lập một công ty sản xuất bóng đèn ở Đài Loan. Giống như nhiều doanh nghiệp khác ở Đài Loan, Hồng Kông và Macau, công ty của ông Hsu sau đó đã chuyển nhà máy sang khu vực đồng bằng sông Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông để tiết kiệm chi phí.

Khu vực còn lạc hậu này sau đó đã phát triển thành trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, với rất nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất hàng điện tử, giày dép, đồ chơi, hàng nội thất, tới các loại thiết bị chiếu sáng.

Đóng cửa hàng loạt

Sự kết hợp giữa giá nhân công rẻ, quy định pháp lý lỏng lẻo và đồng Nhân dân tệ được định giá thấp so với các đồng tiền khác đã tạo ra một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại. Ông Hsu cách đây không lâu còn rất tin tưởng vào tương lai của Quảng Đông với tư cách là công xưởng của thế giới, và ông đã chi 7 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy có quy mô lớn.

Nhưng mọi cái đã không diễn ra đúng như những gì ông Hsu dự kiến. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có công ty của ông, hiện đang phải đối mặt với những thay đổi rất lớn.

Nhu cầu từ thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất cho mọi loại hàng hóa Trung Quốc, từ chăn ga gối đệm cho tới thiết bị nhà vệ sinh - đã sụt giảm mạnh. Luật lao động mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay đã buộc các doanh nghiệp phải tăng đáng kể chi phí lao động giữa lúc nguồn cung lao động trên thị trường không còn dồi dào như trước. Giá nguyên vật liệu đầu vào, nhất là giá nhiên liệu, tăng vọt.

Thêm vào đó, việc Chính phủ Trung Quốc dừng chính sách ưu đãi đối với các nhà xuất khẩu cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Sự lên giá của Nhân dân tệ khiến tỷ suất lợi nhuận của họ đã mỏng lại càng mỏng thêm.

Kết quả, hàng nghìn nhà sản xuất Trung Quốc đang đứng bên bờ vực phá sản, đồng thời vai trò của Trung Quốc với tư cách là nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng giá rẻ cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhà máy mới của ông Hsu chỉ hoạt động cầm chừng ở mức 60% công suất và ông dự báo, sẽ có một nửa số nhà máy sản xuất các thiết bị chiếu sáng ở Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở Quảng Đông, sẽ phải đóng cửa trong năm nay. Nhiều nhà máy sản xuất giày dép, quần áo, đồ chơi… cũng đang phải đóng cửa.

Ông Philip Cheng, Chủ tịch công ty sản xuất đồ thể thao Strategic Sports với 17 nhà máy ở đồng bằng sông Châu Giang cho biết: “Chúng tôi đã mất 20 năm để đi từ con số 0 đến chỗ xây dựng được một trong những công ty sản xuất hàng thể thao lớn nhất thế giới. Nhưng chúng tôi đang chết dần”. Cũng theo ông Cheng, tỷ suất lợi nhuận của công ty ông trước đây có lúc là 8%, nhưng hiện nay gần như bằng 0.

Theo dự báo của Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông, sẽ có khoảng 10% trong tổng số 60.000 - 70.000 nhà máy của Hồng Kông đang hoạt động tại vùng đồng bằng sông Châu Giang sẽ phải đóng cửa trong năm nay. Theo Hiệp hội Giày dép châu Á, trong vòng 12 tháng qua đã có 150 nhà máy giày ở vùng này phải đóng cửa và thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà máy nữa phải ngừng hoạt động. Một số dự báo cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay sẽ chỉ ở mức 5% hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, tình hình trên lại không khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc quá lo ngại. Phần lớn các nhà máy bị đóng cửa đều là những cơ sở sản xuất những mặt hàng giá trị thấp, hàm lượng lao động cao, gây nhiều ô nhiễm và sử dụng nhiên liệu thiếu hiệu quả. Bắc Kinh hiện muốn thúc đẩy những ngành công nghiệp sạch hơn, sản xuất những mặt hàng chất lượng cao cho thị trường trong nước như ô tô, máy bay, các sản phẩm công nghệ sinh học và phần mềm.

Trọng tâm này không chỉ giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước - một mục tiêu chủ chốt của Trung Quốc - mà còn giúp làm dịu bớt những căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế do thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc. “Chúng tôi không bỏ rơi các nhà xuất khẩu. Nhưng sản xuất hàng để tiêu thụ trong nước là tốt cho Trung Quốc, tốt cho tập thể và tốt cho nhân dân”, Chủ tịch tỉnh Quảng Đông, ông Huang Huahua, nói.

Tuy nhiên, xu hướng này có lẽ sẽ gây ra tác động lớn hơn những gì mà các cơ quan chức năng Trung Quốc dự tính. Khi hơn 100 nhà máy Hàn Quốc đóng cửa sau dịp Tết Nguyên Đán vừa qua ở tỉnh Sơn Đông, hàng ngàn công nhân đã mất việc và vẫn còn bị nợ lương.

Ngổn ngang khó khăn

Có lẽ lúc này, nhiều công ty đa quốc gia lớn đang nuôi ý định chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết, có khoảng hơn một nửa các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Trung Quốc tin rằng, Trung Quốc đang mất đi lợi thế cạnh tranh so với các nước như Việt Nam và Ấn Độ. Một cuộc điều tra cho thấy, có khoảng 1/5 số công ty được hỏi đang tính đến chuyện chuyển khỏi Trung Quốc.

Sự lên giá của đồng Nhân dân tệ có lẽ là lý do lớn nhất thúc đẩy các công ty chuyển địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách của Chính phủ cũng đã góp phần dẫn tới xu thế này. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc quyết định cắt giảm ưu đãi thuế đối với 2.000 mặt hàng sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Kết quả, chi phí sản xuất nhiều sản phẩm đã tăng 14 - 17%.

Luật lao động mới của Trung Quốc quy định các công ty phải đảm bảo nhiều lợi ích cho người lao động như lương hưu, quyền đàm phán tập thể, quyền được thuê dài hạn… Những quy định này đã đẩy chi phí hoạt động của các doanh nghiệp thêm 40%.

Trong tình hình như vậy, giải pháp của nhiều công ty là chuyển ra bên ngoài. Đầu tháng 3 này, công ty dây cáp Yong Jin ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã mở một nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Người đứng đầu dự án này, ông Qu Huijung cho biết, lương bình quân của một công nhân làm công việc giản đơn ở Trung Quốc là hơn 1.000 Nhân dân tệ, nhưng ở Việt Nam, mức lương này chỉ là 500 Nhân dân tệ.

Chi phí sản xuất tăng cao ở Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài của các thương hiệu đồ may mặc và giày dép lớn. Hãng Adidas đã đề nghị các nhà cung cấp của mình ở Quảng Đông tìm đến những khu vực có chi phí rẻ hơn ở Trung Quốc cũng như ở những nước khác. Hãng Apache Footwear, một nhà cung cấp của Adidas, của Đài Loan gần đây đã mở một nhà máy mới ở Ấn Độ.

Mặc dù vậy, việc chuyển nhà máy ra nước ngoài cũng khiến các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Những hệ thống hậu cần phức tạp đã phát triển hơn một thập kỷ nay để hỗ trợ các ngành công nghiệp từ sản xuất máy tính tới sản xuất giày da cũng phải di chuyển theo.

Thậm chí ở những quốc gia khác như Việt Nam, chi phí nhân công cũng đang tăng mạnh và tình trạng thiếu hụt nhân công cũng đang diễn ra. Nhiều loại chi phí khác thậm chí còn vượt mức ở Trung Quốc. Chi phí xây dựng nhà máy của công ty Apache ở Ấn Độ gần gấp 3 lần ở Trung Quốc do Chính phủ Ấn Độ yêu cầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Anh về vật liệu xây dựng. Ngoài ra, tình trạng mất điện mất nước thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ cũng là một trở ngại lớn.

Do đó, nhiều doanh nghiệp đã chọn con đường ở lại Trung Quốc, nhưng tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy. Một số doanh nghiệp đã thúc đẩy việc tự động hóa, một số khác hạn chế việc thay thế nhân công. Công ty Apache đã thu hút công nhân ở lại làm việc lâu dài trong công ty bằng cách xây nhà trẻ và tổ chức trại hè tiếng Anh cho con em công nhân, xây nhà chung cư giá rẻ để bán cho các cặp vợ chồng công nhân…

Vậy những nỗ lực như thế này liệu sẽ giúp hạn chế sự tăng giá của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất? Có lẽ là không. Nhiều năm qua, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của các hãng bán lẻ Mỹ trong việc hạ giá sản phẩm, nhưng lúc này họ khó có thể hạ thêm nữa. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vừa qua đã phải từ chối những đơn hàng trị giá hàng triệu USD vì nếu nhận họ sẽ lỗ.

Nhiều công ty trung gian giữa các nhà sản xuất Trung Quốc và các hãng bán lẻ Mỹ dự báo, thời gian tới, giá giày dép, hàng may mặc và mọi sản phẩm gia dụng do Trung Quốc sản xuất sẽ còn tăng tiếp. Trong năm ngoái, giá đồ chơi trẻ em và quần áo sản xuất ở Quảng Đông đã tăng 25%.

Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chuyển sâu vào bên trong Trung Quốc đại lục, tới những nơi như Tứ Xuyên, Hồ Nam, nhưng cho dù ở đâu họ cũng phải đối mặt với những vấn đề giống nhau: luật lao động mới, giá đầu vào tăng cao, đồng Nhân dân tệ lên giá. Và điều này cũng có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo giới phân tích, 20 năm vừa qua, Trung Quốc “xuất khẩu” thiểu phát, nhưng giờ đây Trung Quốc “xuất khẩu” lạm phát. Và người tiêu dùng thế giới không còn lựa chọn nào khác mà sẽ phải chấp nhận thực tế mới này.

(Theo Business Week)

Blog's AC-Arizona Cowboy

4 thg 4, 2008

Ngồi trên đống lửa




Có vẻ như những ngày này chính quyền của ông Hồ Cẩm Đào đang ngồi trên đống lửa. Bao nhiêu tài lực vật lực nhân lực của Trung Quốc đã được chính quyền Hồ Cẩm Đào đổ ra để chuẩn bị công phu cho sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008 nhằm nhân đó giới thiệu với thế giới hình ảnh một đất nước Trung Quốc vĩ đại và đang phát triển vượt bực về nhiều mặt-nhưng hình ảnh đó đang bị ảnh hưởng nặng nể bởi hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây, trong khi ngày hội Thế Vận đang đến gần.

Tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, cuộc biểu tình của các nhà sư Tây Tạng nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền trong khu vực, đồng thời yêu cầu có thêm tự do trên cả hai lĩnh vực tôn giáo và chính trị, được đánh giá là lớn nhất trong vòng 20 năm qua, đã biến thành bạo loạn và lan rộng không chỉ trên khắp Tây Tạng mà còn lan sang các tỉnh Sichuan, Quighai and Gansu, biến cả một vùng rộng lớn ở phía tây Trung Quốc thành một trận địa! Và cách hành xử của chính quyền Trung Quốc sau đó đã một lần nữa cho thấy chủ trương nhất quán của Bắc Kinh trong vấn đề Tây Tạng cũng như những vấn đề đối nội và đối ngoại khác: cứng rắn, không nhượng bộ, không đối thoại, coi thường việc vi phạm nhân quyền và kể cả coi thường dư luận quốc tế. Nhưng khổ thay, lần này sự việc lại xảy ra vào một thời điểm vô cùng bất lợi đối với chính phủ Trung Quốc, khi mà mọi cặp mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc nhân kỳ Olympic!

Tiếp theo đó, người Tây Tạng ở các nước khác cũng bày tỏ ủng hộ bằng các cuộc tuần hành tại chính nơi mình sống. Ngày 27.3 người Tây Tạng biểu tình chống Trung Cộng tại Tòa Thị Chính San Francisco, Mỹ. Ngày 31.3 cộng đồng Tây Tạng và Việt Nam biều tình chống Trung Cộng tại Paris…

Và rồi hình ảnh của buổi Lễ đốt đuốc Thế vận diễn ra tại Olympia, Hy Lạp vừa qua đã bị các nhà đấu tranh nhân quyền làm cho bẽ bàng với sự xuất hiện của hai thành viên thuộc tổ chức Nhà báo không biên giới ( Reporters Sans Frontieres) và lá cờ màu đen có hình 5 cái còng ngay trong lúc ông Liu Qi, Chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh đang đọc diễn văn. Sự việc xảy ra chỉ trong tích tắc nhưng ngay lập tức qua truyền hình cả thế giới đều chứng kiến!

Không chỉ có thế, Nha tình báo chính phủ Anh Quốc GCHQ (Government Communications Headquarters)- cơ quan giám sát phân nửa thế giới bằng điện tử từ không gian, đã xác nhận lời cáo giác của Ðức Ðạt lai Lạt ma rằng an ninh mật vụ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã đội lốt các nhà sư, để phát động lên cuộc nổi loạn làm hàng trăm người Tây Tạng thiệt mạng lẫn bị thương.

Những hình ảnh tải xuống từ vệ tinh đã cung cấp những thông tin về nhà cầm quyền Trung Quốc dùng mật vụ an ninh đội lốt những kẻ kích động gây rối, phát động các cuộc bạo loạn, để cho quân đội Trung Quốc có cái cớ tiến vào Lhasa giết hại và làm bị thương nhiều người trong tuần lễ qua. Nhiều nhân chứng cũng đã dũng cảm lên tiếng xác nhận điều này.

Đồng thời, các ngoại trưởng khối Liên Hiệp Châu Âu đang tụ họp tại Slovenia để thảo luận về khả năng tẩy chay lễ khai mạc Olympic tại Bắc Kinh.

Tình hình hứa hẹn sẽ còn nhiều màn đầy kịch tính nữa diễn ra từ đây cho đến ngày khai mạc Thế Vận Bắc Kinh, khi ngọn đuốc Olympic bắt đầu một hành trình 37.000 cây số vòng quanh thế giới, viếng thăm 20 quốc gia trước khi quay trở lại Trung Quốc.

Nếu như lễ rước đuốc luân lưu qua các quốc gia khác nhau của các Thế Vận hộI thường là một hành trình đặc biệt được cả thế giới quan tâm thì bây giờ, với Thế vận Bắc Kinh 2008, có vẻ như lễ rước đã trở thành một cơn ác mộng an ninh đối với những thành phố sẽ diễn ra cuộc chạy đuốc luân lưu, tất nhiên, trong đó có Sài Gòn-nơi mà chính quyền thì đang ra sức huy động lực lượng để bảo vệ tối đa sự an toàn của lễ rước đuốc nhằm làm đẹp lòng ông anh láng giềng còn người dân thì đang đầy căm phẫn bởi hành động xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Trung Quốc!

Dù sao, trong những ngày Thế Vận chưa diễn ra, chính quyền Bắc Kinh buộc lòng không thể cứng rắn hay tàn bạo quá mức trong mọi việc. Còn sau khi Thế Vận kết thúc thì khác-đó cũng chính là điều mà cả thế giới đang quan ngại.



CONG DONG TIBET&VIET NAM BIEU TINH TRUOC TRU SO THE VAN QUOC GIA PHAP (COSF) TAI PARIS 31.03.2008
Bài liên quan : Truyền thông Tàu và ngọn đuốc Olympics

3 thg 4, 2008

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI




DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI
01.04.2008 23:28

Website Chính phủ Việt Nam vừa đăng tải Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” cho nhân dân góp ý (xem toàn văn bản dự thảo tại đây); bên cạnh những điểm tích cực của dự thảo, tôi đề nghị ban soạn thảo nên bỏ, hoặc sửa đổi những điều khoản sau:

(xem toàn văn bản dự thảo tại đây)

1. Căn cứ ban hành Nghị định trái với Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Mở đầu dự thảo, phần viện dẫn các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc ban hành Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” (gọi tắt là Nghị định xử phạt) này làCăn cứ Nghị định số …/2008/NĐ-CP ngày …/…/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” (gọi tắt là Nghị định quản lý), tôi đặc biệt nhấn mạnh vào chổ Nghị định quản lý này không số, không ngày tháng, năm ban hành là 2008, chứng tỏ Nghị định này chưa hề tồn tại trong thực tế.

Có thể hiệu rằng Nghị định quản lý là cái định khung, đề ra một chuẩn mực, một giới hạn để cho công dân theo đó mà tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp quy định pháp luật. Nếu cá nhân nào vượt quá giới hạn chuẩn mực đó sẽ bị các chế tài pháp luật điều chỉnh.

Trong trường hợp này, Nghị định quản lý còn chưa hình thành, chưa ra đời, chưa có hiệu lực… nhưng người ta đã vội vàng muốn xử phạt người dân bằng cách quy cho họ đã vi phạm vào một cái chuẩn… chưa có? Do đó, đã vi phạm vào Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tức vi phạm nguyên tắc văn bản ban hành phải hợp pháp, dùng một văn bản pháp luật chưa ra đời để làm căn cứ ban hành một văn bản pháp luật mới là không hợp pháp..

2. Quy định trái với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền:

Khoản 2 Điều 9 dự thảo Nghị định xử phạt quy định:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các thông tin có liên quan đến người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Khái niệm “thẩm quyền” có nghĩa là quyền xem xét, quyết định một vấn đề nào đó về mặt hành chính (thẩm quyền xét xử của toà án) hoặc tư cách về chuyên môn để xem xét, quyết định (người có thẩm quyền khoa học).

Có nhiều loại thẩm quyền, ví dụ các thẩm quyền chung là: thẩm quyền lập pháp, thẩm quyền tư pháp, thẩm quyền hành pháp; chia nhỏ ra lại có: thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử, thẩm quyền truy tố, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính…

Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, riêng thẩm quyền điều tra đã bao gồm rất nhiều cơ quan là: Bộ Công an, Viện kiểm sát, Bộ Quốc phòng, và các lực lượng được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển;

Dự thảo Nghị định xử phạt này được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn Bộ Thông tin và Truyền thông cũng liệt mình vào hàng “cơ quan có thẩm quyền” chớ không thể đứng ngoài.

Chỉ riêng việc “cung cấp các thông tin có liên quan đến người sử dụng dịch vụ” cũng có quá nhiều “cơ quan có thẩm quyền” có quyền yêu cầu theo kiểu “mật ít ruồi nhiều”, ai cũng tự cho mình là “cơ quan có thẩm quyền” cả, gây ra tình trạng lộn xộn, rối ren, dễ dàng dẫn đến việc cán bộ lạm quyền để sách nhiễu, gây khó khăn cho người sử dụng.

Điều 73 Hiến pháp quy định: Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật”.

Điều 8 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định về: Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân như sau:

“Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”.

Việc đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng không theo trình tự quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự cũng là trái với Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tức vi phạm nguyên tắc văn bản ban hành phải hợp pháp, Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”, xét về thứ tự thì BLTTHS do Quốc Hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định nên Nghị định phải phù hợp, thống nhất với Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh.

Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền quy định: Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp hoặc xâm phạm như vậy. Như vậy, Khoản 2 Điều 9 dự thảo Nghị định xử phạt cũng vi phạm vào luật pháp quốc tế, đi ngược lại xu hướng hội nhập của Việt Nam.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo nên bỏ khoản 2 Điều 9 dự thảo Nghị định xử phạt này.

3. Điều khoản mù mờ, trái Luật, trái Hiến pháp:

Điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định xử phạt quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Truy nhập nhiều lần vào trang thông tin điện tử có một trong những nội dung: gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam;”

Khái niệm “truy nhập” (truy cập) tương đương với từ Access ở tiếng Anh, là một hành động khi người sử dụng cố gắng tiếp cận với dịch vụ cụ thể trên hệ thống internet. Ví dụ khi ta muốn đọc báo, thì ta phải “truy cập” vào trang web của báo, ta muốn vô blog thì phải “truy cập” vô trang blog. Cũng theo cách hiểu thông thường, số lượng từ 2 đơn vị trở lên được gọi là số nhiều. Như vậy, bao nhiêu lần thì được xem là “nhiều lần”? 2 lần có phải là “nhiều lần”?

Như thế nào là một trang thông tin điện tử “gây phương hại đến an ninh quốc gia”? “gây phương hại đến trật tự xã hội”? “Vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam”? Những trang báo nhưng có kèm theo hình ảnh các panô quảng cáo, hay giới thiệu chuyên đề “người đẹp thể thao” ăn mặc kiểu “thừa da thiếu vải” khác với truyền thống “ăn chắc mặc dày” của người Việt xưa thì có bị coi là trái với “bản sắc văn hóa Việt Nam”? Như thế nào là kín mà như thế nào là hở, hở bao nhiêu là vừa? Hoặc nam nữ hôn nhau trên phim bao nhiêu phút thì không bị coi là “Vi phạm thuần phong mỹ tục”??? v.v… v.v…

Cơ quan, tổ chức nào có quyền quy định các chuẩn mực này? Cơ quan, tổ chức đó căn cứ vào cơ sở khoa học nào để định ra các quy chuẩn này? Khi mà những chuẩn mực quy phạm đó còn chưa định hình, chưa có thì dự thảo Nghị định này căn cứ vào đâu để cho rằng có hành vi vi phạm xảy ra? Quy định chung chung, mù mờ như thế chẳng khác nào tạo điều kiện nhập nhằng, rối rắm để cán bộ lợi dụng biến pháp luật thành công cụ nhũng nhiễu dân lành.

Ngay cả Bộ Luật Hình Sự cũng không coi hành vi xem đĩa CD, phim video, tranh ảnh, sách báo khiêu dâm, trụy lạc là phạm tội thì chẳng có lý do gì để cho rằng người ta vi phạm khi lướt web. Đọc quy định này của dự thảo, tôi có cảm nghĩ ban dự thảo chắc chẳng khi nào biết cầm con chuột máy vi tính lướt web để tìm kiếm thông tin?

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam quy định:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Khoản 2, khoản 7, Điều 5 Luật Công nghệ thông tin quy định:

“Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu”; “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin”;

Việc người dùng truy cập vào bất cứ một trang thông tin điện tử nào đó là người dùng đang thực hiện quyền tìm kiếm thông tin, thực hiện quyền được thông tin do Hiến pháp quy định; không ai có quyền đặt ra những quy định khác trái với Hiến pháp để hạn chế quyền công dân của người khác.

Mặt khác, tại Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới”.

Có thể thấy điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định xử phạt trái với Hiến pháp, trái với Luật Công nghệ thông tin, nên cũng trái với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trái với tinh thần chung của luật pháp quốc tế. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo nên bỏ điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định xử phạt này.

4. Quy định không khả thi, gây lãng phí, tốn kém, trái với Hiến pháp:

Điểm c khoản 3 Điều 13 dự thảo Nghị định quy định:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Sử dụng địa chỉ Internet hoặc số hiệu mạng trực tiếp từ các tổ chức quốc tế khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép”.

Theo giải thích của một chuyên viên IT đang làm việc cho một Công ty nước ngoài tại Việt Nam thì khái niệm “địa chỉ Internet” thông thường được hiểu theo 2 nghĩa, đó là địa chỉ IP và địa chỉ URL, 2 địa chỉ này về bản chất chỉ:

a. Địa chỉ IP: bao gồm 4 dãy số, ví dụ: 203.162.4.1 là 1 địa chỉ IP, nếu địa chỉ URL của nó sẽ là hcm-server1.vnn.vn

b. Địa chỉ URL: ví dụ: http://360.yahoo.com, địa chỉ IP của nó sẽ là: 216.252.106.238

Nôm na nó giống như tên của người và số giấy chứng minh nhân dân, cả 2 đều chỉ về 1 người, cho dễ nhớ vậy.

Do đó, địa chỉ http://360.yahoo.com/ta.phongtan (tức địa chỉ blog cá nhân của tôi) thì rõ ràng là 1 địa chỉ internet dạng Tên.

Như vậy, theo quy định của dự thảo Nghị định này, nếu tôi muốn sử dụng địa chỉ blog cá nhân của tôi, hoặc ai đó muốn xem blog của tôi… cũng đều phải “được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép”.

Theo trang Điểm tin Thương mại điện tử (tuần từ 16/ đến 21/4/2007) của Bộ Thương mại, ghi nhận: “trong ba tháng đầu năm nay, theo số liệu của Trung tâm Internet VN (VNNIC), số lượng người sử dụng Internet ở VN đã tăng từ khoảng 12,2 triệu người lên hơn 15,1 triệu người (tăng 24%), chiếm khoảng 18% dân số cả nước”.

Con số 15,1 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam nói trên là thống kê chưa đầy đủ của 6 tháng đầu năm 2007, bình quân tăng 3 triệu người dùng Internet/năm. Hiện nay đã hết quý 1 năm 2008, vậy đến khi Nghị định này được thông qua và có hiệu lực thi hành, lượng người dùng Internet chắc chắn không dừng lại ở con số 20 triệu người. Vậy Bộ Thông tin và Truyền thông dự định sẽ duyệt bao nhiêu đơn xin và cấp giấy phép sử dụng địa chỉ Internet cho bao nhiêu triệu người?

Rõ ràng, quy định này của dự thảo Nghị định không những không có tính khả thi, gây lãng phí, tốn kém thời gian, tiền bạc cho nhiều người mà còn vi phạm nghiêm trọng vào Điều 69 Hiến pháp và Điều 5 Luật Công nghệ thông tin; tôi đề nghị ban soạn thảo cũng nên loại bỏ điểm c khoản 3 Điều 13 dự thảo Nghị định này.

* * *

Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.

Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, hiện nay còn là tư cách thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam càng phải có nghĩa vụ thực thi và luật hóa nghiêm những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982.

Ngày 13-3, trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nhấn mạnh:

“Trong những năm qua, VN đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm và phát huy ngày càng tốt hơn các quyền tự do của người dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin.

Nhà nước VN luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân”.

Vậy thì không có lý do gì, Chính phủ Việt Nam lại ban hành một Nghị định xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân, trái với các quy định của hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành và trái chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Tạ Phong Tần