28 thg 1, 2008

Vì không thể khác




NGUYỄN VIỆN

VÌ KHÔNG THỂ KHÁC

Khi chúng ta đứng lên đòi lại tổ quốc

đòi lại đất

đòi lại biển

đòi lại nhà cửa, ruộng vườn

đòi lại sự công bằng

Chúng ta cũng đòi lại danh dự và tự do

Chúng ta cũng đòi lại quyền làm người chân chính

Khi chúng ta đứng lên đòi lại niềm tin

đòi lại công lý

Chúng ta cũng đòi lại an bình và tha thứ

Chúng ta cũng đòi lại sự thật

Chúng ta cũng đòi lại tiếng nói

của bao dung trước hận thù

Khi chúng ta đứng lên

chúng ta có thể chết

nhưng chúng ta vẫn phải đứng lên

vì không thể khác.

27.1.2008

4 nhận xét:

  1. THƯ CỦA ÔNG VŨ KHÁNH THÀNH
    NGƯỜI ĐƯỢC NỮ HOÀNG ANH
    TRAO TẶNG HUÂN CHƯƠNG MBE
    GỞI ĐỨC TGM HÀ NỘI
    London, ngày 28 tháng 1 năm 2008
    Kính gửi:
    ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI,
    GIUSE NGÔ QUANG KIỆT,
    40 Phố Nhà Chung, Hà Nội.
    Kính thưa Đức Tổng Giám Mục,
    Từ hơn một tháng nay, tất cả mọi người Việt Nam, đặc biệt là những người Công Giáo trong và ngòai nước, đã lo lắng theo dõi, hồi hộp đợi chờ những chuyện đã và sẽ xẩy ra trong việc giáo dân Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đứng lên đòi công lý cho Tổng Giáo Phận qua việc nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đọat tòa Khâm Sứ cũ, chiếm đọat đất đai của các giáo xứ Thái Hà, Hà Đông và còn nhiều nữa của các Giáo Phận trong cả nước, của các tôn giáo khác, và của những người dân thấp cổ bé miệng. Chính Phủ CSVN còn nhừơng đất của tổ tiên là Trường Sa, Hòang Sa cho Trung Cộng. Người dân Việt Nam, giới trẻ Việt Nam ngày nay không còn sợ nữa. Họ đã và sẽ nhất lọat vùng lên đòi lẽ phải và công bằng xã hội cho mọi công dân Việt trước bạo quyền cộng sản Việt Nam.
    Con cầu xin ơn Thiên Chúa cho Đức Tổng, các Đức Cha, quí Cha, các Tu Sĩ nam nữ và mọi Tín Hữu Việt Nam khôn ngoan, can đảm để làm chứng Đức Tin Công Giáo và nếu cần hy sinh mạng sống mình cho lẽ phải và tổ quốc Việt Nam thân yêu.
    Con đang khẩn cấp hòan tất hồ sơ các sự kiện có một không hai trong lịch sử hiện đại của Giáo Hội và Tổ Quốc hôm nay qua những thông tin trên các trang mạng, đặc biệt mạng lưới www.vietcatholic.net để đệ trình Chính Phủ và Giáo Hội Công Giáo Vương Quốc Anh và các cơ quan quốc tế bảo vệ nhân quyền, các cơ quan truyền thông về biến cố trọng đại này.
    Con quyết tâm hỗ trợ và sẽ làm tất cả những gì có thể được cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam.
    Trân trọng kính chào Đức Tổng Giám Mục.
    Vũ Khánh Thành, Mphil - MBE
    - Nghị Viên Thành Phố Hackney London (2002-2006)
    - Phó Chủ Tịch Chi Bộ người Việt người Hoa Đảng Lao Động Anh (2002 -2006)
    - Trưởng gia đình Thường Vụ An Việt Tòan Cầu (www.anviettoancau.net)
    - Chủ tịch Cộng Đòan Giáo Xứ Việt Nam tại Anh Quốc (1982 – 1986)
    Chú thích của VietCatholic:
    Ông Vũ Khánh Thành, là cựu Nghị viên Thành Phố Hackney London trong 4 nhiệm kỳ, và là Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt, một tổ chức văn hóa xã hội tại Hackney London, đã được Nữ Hoàng Anh trao tặng Huân Chương MBE (A Member of the Order of the British Empire) cho ông vào mùa hè năm 2006.

    Trả lờiXóa
  2. Người công giáo thích cầu nguyện. Ngày xưa khi họ đến Phi châu, họ cũng cầu nguyện, họ đưa cuốn thánh kinh và chỉ cho người địa phương nhắm mắt cầu nguyện, để đến khi người địa phương mở mắt ra thì đất của họ đã mất. Chính vì thế mà tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu từng nói một câu nổi tiếng: "Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh; khi chúng tôi mở mắt ra, họ có đất, còn chúng tôi có cuốn thánh kinh."
    Cầu nguyện của người công giáo, nhất là công giáo đi theo họng súng của thực dân, buồn thay, không phải vì mục tiêu hòa bình hay an sinh, mà vì những mục tiêu khác, kể cả chiếm đất.
    Bây giờ, vẫn chiêu bài “cầu nguyện” đó, họ tụ tập trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội để làm loạn. Ban đầu họ tụ tập, đốt đèn cầy, mặc áo trắng (giống như đi đám ma trong nhà thờ), lâm râm khấn nguyện những điều mà tôi chắc là chẳng ai hiểu. Khi thấy chính quyền không làm gì ngăn chận, họ tiến lên một bước nữa: bạo loạn và phá hoại. Họ đem theo kềm, búa, trèo qua cổng, đập phá tài sản và gây hấn với nhân viên bảo vệ. Đây là một sự quấy rối trị an có ý đồ và tổ chức, vì nó được sự chỉ đạo của ông Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục công giáo ở Hà Nội. Chính ông Kiệt nói ông là người chỉ đạo và xúi dục giáo dân làm loạn như thế với giới phóng viên.
    Một chút lịch sử
    Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông trong Hội đồng giám mục của ông muốn đòi lại tòa nhà Khâm Sứ mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của giáo hội công giáo. Nhưng sự thật đằng sau sự sở hữu tòa nhà này không đơn giản như thế. Hội đồng giám mục chưa bao giờ là sở hữu chủ của khu đất này. Do đó, yêu sách của họ hoàn toàn vô lý. Yêu sách của họ còn khơi dậy một vết thương lịch sử mà không một người dân Việt nào có thể quên được; đó là công giáo đã theo chân hay dẫn đường hay hỗ trợ tinh thần cho bọn thực dân Pháp vào cai trị nước ta, và đã gieo rắt không biết bao nhiêu thảm trạng cho Việt Nam.
    Những khổ nạn của Việt Nam trong thời gian qua mà hệ quả của nó vẫn còn hiển nhiên đến ngày nay một phần lớn có sự tiếp tay của công giáo. Công giáo vào Việt Nam gây chi rẽ dân tộc thành “lương” và “giáo”. Công giáo dựa thế lực của thực dân để làm mưa làm gió trong chính quyền và ảnh hưởng xã hội, kể cả cướp đất từ các chùa lớn. Hãy nhìn xem ở miền Nam những nhà thờ to đùng nằm ngay trung tâm thành phố, và sự có mặt của chúng đều do cướp của mà ra. Phài đau lòng mà ghi nhận một thực tế lịch sử như thế. Đất chung quanh tòa nhà Khâm Sứ cũng không phải là ngoại lệ.
    Sách sử còn ghi rành rành rằng trước năm 1883 toàn bộ khu đất Nhà thờ Lớn ngày nay và Tòa Khâm sứ cũ là thuộc chùa Báo Thiên, có lịch sử từ đời Lý (1057). Năm 1883 Giám mục Puginier dưới sự hỗ trợ của chính quyền thực dân Pháp thời đó chiếm chùa để xây nhà thờ và tòa nhà khâm sứ. Nhà thờ lớn Hà Nội (còn gọi là nhà thờ Saint Joseph) bắt đầu xây từ năm 1884 và khánh thành ngày 24/12/1986.
    Sau khi thực dân Pháp đầu hàng và rút về nước, Việt Nam trở thành độc lập dưới sự quản lý của chính phủ cách mạng mới. Để thực thi chính sách mới về nhà đất, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương bàn giao cơ sở nhà đất cho Nhà nước quản lý. Theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý thì cơ sở nhà đất tại số nhà 42 Nhà Chung hiện giao cho chính quyền quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng, thuộc sở hữu Nhà nước.
    Như vậy, tòa nhà khâm sứ (và ngay cả Nhà thờ Lớn) chưa bao giờ là đất của giáo hội công giáo. Giáo hội công giáo chỉ dựa vào thế lực của thực dân Pháp cướp (không có động từ nào khác để mô tả, ngoài động từ “cướp”) đất của chùa. Giáo hội công giáo không có tư cách pháp lý, không có tư cách lịch sử gì để “đòi” khu đất này hay tòa nhà khâm sứ. Việc ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông viết thư “đòi” tòa nhà khâm sứ chẳng khác nào hành động của hậu duệ của những tên cướp đòi đất do cha ông của họ ăn cướp từ người khác.
    Truyền thông một chiều
    Thế nhưng tiếc thay những sự thật trên ít khi nào được người dân biết đến. Lý do đơn giản là vì những tiếng phèng la của các nhóm công giá

    Trả lờiXóa
  3. Hoàn toàn ủng hộ bác đập tan CLB NBTD, mie chúng nó rặt một lũ chó chạy theo bọn phản động. Đất đai là của Nhà nước và của nhân dân, đâu phải đất nhà riêng chúng nó mà đòi. Đất đấy chúng nó nhờ thực dân Pháp cướp trắng của dân ta sao không thấy bọn chó này nhắc đến nhỉ. Hài vãi, bồ kết nhất câu này của bác:
    " Như vậy, tòa nhà khâm sứ (và ngay cả Nhà thờ Lớn) chưa bao giờ là đất của giáo hội công giáo. Giáo hội công giáo chỉ dựa vào thế lực của thực dân Pháp cướp (không có động từ nào khác để mô tả, ngoài động từ “cướp”) đất của chùa. Giáo hội công giáo không có tư cách pháp lý, không có tư cách lịch sử gì để “đòi” khu đất này hay tòa nhà khâm sứ. Việc ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông viết thư “đòi” tòa nhà khâm sứ chẳng khác nào hành động của hậu duệ của những tên cướp đòi đất do cha ông của họ ăn cướp từ người khác."

    Trả lờiXóa
  4. Chú Hải có ý kiến thế nào sau khi " Đập tan CLB NBTD" nói thưa chú Hải?
    " Đập tan CLB NBTD", bạn có gì dẫn chứng được tòa nhà khâm sứ thuộc sở hữ Nhà nước, chứ khong phải thuộc dạng nhà đật thuộc tổ chức chính trị, xã hội không?
    Hoặc dẫn chứng về sự chuyển từ dạng nhà có nguồn gốc khác sang thành nhà thuộc sở hữu nhà nước của tòa nhà khâm sứ không thưa bạn?

    Trả lờiXóa