29 thg 2, 2008

Bất thường trong việc tuyển quân nghĩa vụ quân sự đợt I – 2008




4h chiều thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2008, đoàn đại biểu của chính quyền địa phương đã đến nhà của Nguyễn Tiến Trung để trao quà mừng tân binh chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Theo như thông báo của chính quyền địa phương, Tiến Trung sẽ là tân binh của Trung đoàn Gia Định, đóng quân tại Hóc Môn.


chính quyền địa phương đến trao quà mừng tân binh Nguyễn Tiến Trung ngày thứ tư 27/02/2008

Nguyễn Tiến Trung đã có « Lệnh gọi nhập ngũ » và ngày nhập ngũ sẽ là ngày thứ tư, 5/3/2008. Được biết, Tiến Trung đã xin nghỉ việc tại công ty Rhodia (ở Diamond Plaza), đồng thời phải bỏ học khóa học Cử nhân Quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration) trong chương trình liên kết đào tạo giữa trường đại học Hoa Sen và Học viện kinh doanh UBI (United Business Institute), vương quốc Bỉ để chuẩn bị nhập ngũ.

Ngày hôm sau, tức hôm nay, thứ năm 28/02/2008, chính quyền địa phương lại "viết sẵn" sơ yếu lý lịch cho Tiến Trung và đưa đến nhà để Tiến Trung kí tên.

Dù đã nhận được lệnh nhập ngũ, nhưng điều bất thường là đơn vị bộ đội nhận quân chưa hề nhận được sơ yếu lý lịch của Nguyễn Tiến Trung, dù Nguyễn Tiến Trung đã ghi lý lịch rất kỹ trong những lần thăm viếng trước của chính quyền địa phương đến gia đình. Đặc biệt, trong mọi lý lịch đã khai, Tiến Trung đều ghi rõ ngày vào đảng Dân Chủ Việt Nam.

Hơn thế nữa, chính quyền địa phương lại ghi hết sức mập mờ về tiểu sử của Tiến Trung và gia đình, đồng thời, đã tự động ký và đóng dấu vào lý lịch khi chưa có sự đồng ý của Tiến Trung.

Xin dẫn chứng ở đây (để xem hình lớn và rõ, các bạn click vào hình, chọn All sizes, rồi chọn Large hoặc Original)


Lý lịch nghĩa vụ quân sự sai do chính quyền địa phương khai (tờ 1/3)

Ở đây, chính quyền không hề ghi rõ nghề nghiệp của cha mẹ Tiến Trung. Hơn thế nữa, chính quyền địa phương còn ghi trình độ của Tiến Trung là 12/12, trong khi phải ghi rõ là trình độ « sau đại học, thạc sĩ khoa học máy tính ».

Nghề nghiệp của Nguyễn Tiến Trung hiện nay là kỹ sư công nghệ thông tin (trình độ đại học và sau đại học), hoàn toàn không phải là kỹ thuật viên (trình độ trung cấp, hoặc cao đẳng), như chính quyền địa phương viết.

Đây là tờ khai lại của Tiến Trung :


Tờ khai sơ yếu lý lịch lại của Nguyễn Tiến Trung (tờ 1/3)

Trong phần khai về gia đình, chính quyền địa phương đã lờ đi những đóng góp quan trọng của cha mẹ Tiến Trung cho đất nước.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhận xét của chính quyền cơ sở về Nguyễn Tiến Trung : « Bản thân chưa có tiền án, tiền sự gì. Có phẩm chất đạo đức tốt. Đủ điều kiện nhập ngũ. »


Lý lịch nghĩa vụ quân sự sai do chính quyền địa phương khai (tờ 2/3)

Chỉ một câu nhận xét chính thức, có đóng dấu và kí tên trên của chính quyền địa phương (gồm Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Chủ tịch UBND) đã đánh tan mọi nghi ngờ, thắc mắc của những người chưa hiểu rõ về đảng Dân Chủ, về các bạn trong Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Đồng thời, cho thấy những bài báo bôi nhọ đảng Dân Chủ, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ là hoàn toàn sai trái và vi phạm luật pháp nghiêm trọng (tội vu khống, phỉ báng người khác; tự động kết tội người khác khi chưa có phán quyết của tòa).

Tiến Trung đã viết lại tờ khai như sau :


Tờ khai sơ yếu lý lịch lại của Nguyễn Tiến Trung (tờ 2/3)

Còn tờ khai cuối cùng của chính quyền địa phương lại càng sai sót nghiêm trọng. Gia đình Nguyễn Tiến Trung chưa hề có cán bộ thâm nhập của đơn vị nhận quân đến tìm hiểu.


Lý lịch nghĩa vụ quân sự sai do chính quyền địa phương khai (tờ 3/3)

Trên nguyên tắc, mọi cuộc tìm hiểu của cán bộ thâm nhập không được phép có chính quyền địa phương đi cùng. Tuy nhiên, đến giờ phút này, mọi cuộc viếng thăm, tìm hiểu về Tiến Trung và gia đình đều có chính quyền theo.

Tiến Trung và gia đình hoàn toàn không biết cán bộ thâm nhập là ai, đã đến gia đình vào lúc nào. Hơn thế nữa, khi cán bộ thâm nhập chưa hề viết gì, chúng ta đã thấy có con dấu. Đây là sự mập mờ đáng nghi ngại.

Tiến Trung đã chụp lại tờ cuối cùng (không hề viết gì) để công luận xem và đánh giá.


Tờ khai sơ yếu lý lịch lại của Nguyễn Tiến Trung (3/3)

Quan điểm của Nguyễn Tiến Trung rất rõ ràng, là một người thanh niên, một người công dân, Tiến Trung sẵn sàng lên đường nhập ngũ. Tuy nhiên, với điều kiện tất cả phải minh bạch, đơn vị bộ đội nhận quân phải biết rõ về Trung và hiểu rõ, chấp nhận Trung gia nhập vào hàng ngũ với tư cách là đảng viên đảng Dân Chủ Việt Nam, đoàn viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ.

26 thg 2, 2008

Đi tìm hiểu hoàn cảnh nhà anh Minh Chị Trang




Đi tìm hiểu hoàn cảnh nhà anh Minh Chị Trang (bản hoàn chỉnh) magnify
Anh Minh chị Trang thường đến Đền thờ Hồ chủ tịch ở KP4, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp Hồ Chí minh để nhờ các anh chị em trí thức ở đây tư vấn, giúp đỡ , chỉ dẫn đường đi nước bước để khiếu kiện đúng nơi , đúng chổ.



Cuối cùng thì tôi cũng đi đến tận nơi ở trước đây của gia đình anh Trang chị Minh để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình anh chị. Một mảnh đời cơ cực và bị chèn ép điển hình của người dân vùng Bưng Sáu Xã trước ngọn "sóng thần" mang tên " Toàn cầu hoá".

Nơi tôi đến không phải là rừng sâu nước độc, không phải hải đảo xa xôi, cái tôi cần tìm không phải là một di chỉ khảo cổ. Nơi đó chỉ cách nền văn minh ước chừng chưa đầy 500mét, vốn trước đây là khu dân cư lâu năm của phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, tp Hồ Chí Minh. Đó là nơi gia đình anh Minh chị Trang sinh sống trước đây. Vậy mà không một ai có trách nhiệm của chính quyền quận 9 hoặc ban bồi thường giải phóng mặt bằng của quận 9 đến tận nơi xác minh một sự thực: gia đình anh Minh chị Trang đã từng có nhà cửa sinh sống trên chính mảnh đất do cha mẹ anh cho ở nơi đó. Do đó, tôi đến đây để tìm một bằng chứng một ngôi nhà đã từng hiện hữu.

Gia đình anh Minh chị Trang trước đây cư ngụ tại số 124 , tổ 4, ấp Mỹ Thành, p. Lon Thạnh Mỹ, quận 9, tp, Hồ Chí Minh. Anh tên là Nguyễn Hồng Minh, sinh 1968; chị tên là Dương Thanh Trúc, sinh 1971, mọi người thường gọi là chị Trang. Gia đình anh chị có 4 người con là: Con gái Nguyễn Thị Trúc Giàu (sinh 1992), con gái Nguyễn Hồng Ngọc(1993), con trai Nguyễn Minh Vũ (sinh 2002) và con gái Nguyễn Thị Trúc Vy (sinh 2003).



image033
Đây không phải là phế tích của một nền văn minh bị lãng quên, 5 năm trở về trước nơi đây là khu dân cư trù phú, nhà cửa xen lẫn các vườn cây trái sum xuê.




image034
Chính sách "tạm cư" sai lầm của chính quyền đã ép buộc người dân phải đập phá nhà cửa để giao đất cho chính quyền trước khi có dự án có nhu cầu sử dụng đất quá lâu. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi người dân bị thu hồi đất, xóm làng đã thành rừng hoang mà chưa có dự án nào triển khai. Trong khi dó, nhiều người dân đã lỡ giao nhà giao đất cho nhà nước vẫn chưa được tái định cư, phải sống tạm bợ cơ cực trong các khu nhà trọ tồi tàn.



image043
Phải vượt qua nhiều khu rừng chồi hoang dại như thế này mới đến được nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang.



image035
Miếu thổ địa của làng xóm xưa kia nay bị bỏ hoang, đây là công trình kiến trúc duy nhất nguyên vẹn trong khu rừng âm u này hoang vắng này.



image049
Anh Minh phải vác một khúc cây khoảng 3 mét để làm cầu vượt qua những con mương đã bị cỏ dại che lấp.

image053
Vượt qua rặng cây này là đến nền nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang.



image066
Anh Minh chị Trang vạch cỏ phát lộ vết tích nhà cửa xưa kia của gia đình anh chị



image067
Dưới lùm cỏ dại này là nền nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang



image068


Gốc dừa trước cửa nhà anh Minh chị Trang vẫn còn đây



image069
Mảng tường gạch còn lại là bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi về một ngôi nhà đã từng tồn tại, nơi gia đình anh Minh chị Trang đã từng sinh sống.





image070
Phí xa xa là nhà máy Alied Tech. đang hoạt động cầm chừng trong Khu công nghệ cao



Nguyên năm 1978, gia đình cha mẹ anh Minh tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở Suối dây 2, Tây Ninh. Đến năm 1980 vì đời sống ở khu kinh tế mới khó khăn nên gia đình anh Minh bỏ về địa phương sinh sống trên đất ông bà để lại. Không hiểu sao chính quyền địa phương không nhập hộ khẩu trở lại chogia đình anh mà chỉ cấp dạng tạm trú KT3, đây là một điều vô lý và bất nhẫn khi con người ta phải "tạm trú" trên chính mảnh đất ông bà.





Năm 1995, cha mẹ anh Minh cho anh một mảnh đất có diện tích là 551mét vuông, đất này có nguồn gốc là của ông bà nội để lại. Anh Minh lúc này đã lấy vợ là chị Trang, anh cất một ngôi nhà để sống cùng vợ và hai người con là Trúc Giàu và Hồng Ngọc.





Sau đó vì công việc sinh nhai, anh Minh vốn là thợ xây dựng, gia đình anh phải đi theo công trình xây dựng nên nhà cửa không ai trông coi. Năm 1999 , sau mùa mưa bão nhà anh Minh chị Trang bị sập. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh chị chưa có điều kiện xây dựng lại, phải ở nhờ nhà của cha mẹ anh Minh. Trong khi đang ở nhờ thì nhà nước quy hoạch khu công nghệ cao quận 9, nhà anh Minh chị Trang nằm trong quy hoạch.



Sẽ không có chuyện anh Minh chị Trang thưa kiện nếu nhà nước quy hoạch mà đền bù thỏa đáng, lo tái định cư đàng hoàng cho gia đình anh chị. Ngược lại khi áp giá bồi thường, ban bồi thường quận 9 không công nhận anh Minh chị Trang có nhà nên không bồi thường theo giá đất ở mà chỉ bồi thường theo giá đất nông nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia đình anh chị. Bởi giá đền bù của nhà nước là 200.000 đồng một mét vuông đất vườn gò, 900.000đồng một mét vuông đất thổ cư. Tổng số tiền chính quyền bồi thường cho gia đình anh chị là khoảng 121 triệu đồng (giá thị trường mảnh đất nhà anh hiện tại khoảng hơn hai tỷ ). Hơn nữa, gia đình anh không được xem xét tái định cư. Đền bù như vậy không khác gì ném cho người dân ít tiền rồi đuổi họ ra khỏi mảnh đất họ đang sinh sống, bất chấp họ có đồng ý hay không.





Gia đình anh Minh chị Trang không chấp nhận cách giải quyết của chính quyền, anh đã làm đơn xin đại diện phường xác nhận gia định anh trước đây có nhà và đã được xác nhận là có nhà, vì nghèo nên chưa cất lại được . Bà con cư dân địa phương cũng xác nhận là có nhà đúng như anh khai với chính quyền. Thế nhưng ban bồi thường quận 9 vẫn bàng quang trước hoàn cảnh của anh Minh chị Trang.



dsc100589
Chính quyền phường xác nhận nhân khẩu của hộ anh Minh chị Trang



dsc100591
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995



dsc100592
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995



dsc100587
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995



dsc100588
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995



Anh chị đã khiếu kiện nhiều nơi nhưng chưa được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết đoàng hoàng. Sau nhiều lần khiếu kiện có một cán bộ an ninh nhân dân đi theo bà con đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ của chị rồi đề xuất cho lãnh đạo thành phố. Có lẽ UBND Tp có chỉ đạo cho UBND quận 9 phải quan tâm đến trường hợp của anh chị nên ban bồi thường quận 9 nhượng bộ một bước là chấp nhận cho gia đình anh chị mua một căn hộ chung cư theo giá không kinh doanh ( khoảng từ 3 đến 5 triệu một mét vuông ). Nhưng hoàn cảnh của anh chị quá nghèo thì không thể nào mua nổi. Nhà nước bồi thường có khoảng 121 triệu mà phải mua một căn chung cư bèo nhất cũng hơn 300 triệu thì lấy tiền đâu mà mua? Có hay không chuyện trên bảo dưới không nghe của ban bồi thường quận 9? Lẽ ra chính quyền phải cấp lại cho gia đình anh chị một nền đất tái định cư thì anh chị có thể cất nhà để ở. Bởi gia đình anh có đến sáu nhân khẩu thì không thể nào nhồi nhét vào một căn hộ chung cư vài chục mét vuông.



b1b8-1
Cả gia đình anh Minh chị Trang trong một lần biểu tình đòi sự công bằng vào ngày 22/11/2007, hai em nhỏ là hai người con nhỏ nhất của anh chị (Minh Vũ và Trúc Vy). Phía sau chị Trang có tấm bảng giấy ghi nội dung tố cáo của gia đình anh chị, trên đường đi đến UBND quận 9 nhiều lần bị nhân viên civil nhào vô giựt xé, rách te tua như hình dưới.



hã¬nh ảnh002
Tấm bảng bằng giấy ghi nội dung tố cáo của gia đình anh Minh chị Trang bị giựt rách tơi tả khi ra đến trước UBND quận 9, ngày 22/11/2007, hai đứa con nhỏ của anh Minh chị Trang đang giữ. Khoảng chừng 10 phút sau khi tấm hình này được chụp thì một nhân viên civil giựt lấy chạy mất.

minh 1
Anh Minh cùng bà con khiếu kiện khu CNC quận 9 trước cổng UBTW MTTQ Việt Nam tại 46 Tràng Thi , Ba Đình , Hà Nội vào tháng 7/2007.



trang 1
Chị Trang cùng bà con khiếu kiện khu CNc quận 9 tại toà án tp HCM vào tháng 3 năm 2007





Trong khi đó thì từ năm 2003 đến nay gia đình anh Minh chị Trang phải thuê phòng trọ để ở với giá 300 ngàn đồng một tháng, một khoản tiền không nhỏ đối với gia đình anh. Đặt biệt là trong hoàn cảnh phải chạy vạy khiếu kiện khắp nơi, công ăn việc làm thất thường.

image079


Gia đình anh Minh chị Trang trong nhà trọ, chiếc tivi thập niên 1980 là tài sản có giá trị nhất của anh chị. Hai cháu lớn đi làm chưa về dù đã 7 giờ tối.





image081


Ngoài một ít vật dụng cũ kỹ này, gia đình anh Minh chị Trang không còn thứ gì khác





Anh Minh chị Trang cho biết nếu nhà nước không giải quyết thoả đáng cho gia đình anh chị thì tháng sau anh chị sẽ về lại đất cũ dững một ngôi nhà lá để ở và sinh sống qua ngày.

Theo như tôi nghĩ, việc quy hoạch xây dựng để phát triển kinh tế là điều cần thiết. Nhưng chính quyền không thể nhân danh lợi ích quốc gia mà làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ một người dân nào. Trong trường hợp gia đình anh Minh chị Trang, nếu không bị dính quy họach của nhà nước thì với 551 mét vuông đất gia đình anh chị có thể phân ra thành 3 nền nhà, bán một nền vẫn cất được hai căn nhà khang trang. Giá đất cách chổ đất nhà anh chị khoảng 500 mét hiện nay là 4 triệu đồng một mét vuông ( đất nhà anh chị nằm trên ranh giữa khu công nghệ cao và khu dân cư hiện hữu không bị quy hoạch).

Tôi hy vọng sau khi có đủ thông tin chứng minh sự tồn tại của nhà cửa anh Minh chị Trang thì ban bồi thường quận 9 không có lý do gì mà không giải quyết nền tái định cư và bồi thường hợp lý cho anh chị.

(Bài viết của Bùi Trúc Linh. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ thông tin, hình ảnh của gia đình anh Minh chị Trang và bà con khu cnc quận 9, tp HCM. Đây là bài viết vì cộng đồng, không lợi nhuận. Rất hoan nghênh sự giúp đỡ đưa tin lại rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng bloggers.)

25 thg 2, 2008

Mặc Thiên: "Tôi nguyện dâng đời mình để hát cùng dân tộc"

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", ""); Function VBGetSwfVer(i) on error resume next Dim swControl, swVersion swVersion = 0 set swControl = CreateObject("ShockwaveFlash.ShockwaveFlash." + CStr(i)) if (IsObject(swControl)) then swVersion = swControl.GetVariable("$version") end if VBGetSwfVer = swVersion End Function

Từ ngày 22/6/2007 - 18/7/2007, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến cuộc biểu tình đòi công lý đông đảo và bi tráng nhất của dân chúng miền Nam chống lại những kẻ cướp đến từ phương Bắc. Nhiều người đã căm phẫn. Nhiều người nữa không giấu được xót xa. Có cả những người bất lực, chỉ có thể đứng nhìn đồng bào trong cơn hoạn nạn trước sự thờ ơ của chính quyền.

Bằng cách này hay cách khác, những người dân Việt Nam đã yểm trợ nhau, chia sẻ hoạn nạn. Trong đen tối đất trời quê hương, một nhạc sĩ đã tự nguyện rút lui vào thế giới underground, từ bỏ những ánh hào quang danh lợi để được hát lên nỗi đau của dân tộc. Người nhạc sĩ ấy tên là Mặc Thiên - nhạc sĩ bí ẩn nhất của năm 2007. Như anh từng tâm sự với Chứng nhân Lịch sử, anh không thể cho phép mình thản nhiên đứng ngoài số phận của giống nòi, không thể bưng mắt, bịt tai trước cảnh khóc than của đồng loại.

Ca khúc "Khóc mẹ dân oan" (Còn được biết với tên gọi ngắn gọn hơn là "Khóc mẹ") của anh đã nhanh chóng được truyền đi qua internet đến với những trái tim Việt Nam trên khắp năm châu và đã được Trung tâm Asia chọn giới thiệu trong chương trình Asia 57 qua tiếng hát của nữ ca sĩ Như Quỳnh. Tiếng vọng về từ đồng bào các nước đã chứng minh rằng trong cuộc chiến đấu chống bạo quyền độc tài toàn trị của dân chúng Việt Nam, người dân trong nước không đơn độc.

Nhận dịp ca khúc "Khóc mẹ dân oan" chính thức được phát hành, cộng tác viên của Chứng nhân Lịch sử tại Quy Nhơn đã tìm đến nhà nhạc sĩ Mặc Thiên và có cuộc trò chuyện dưới đây. Để bảo đảm sự an toàn cho cá nhân tác giả, chúng tôi xin được giữ bí mật hình ảnh của anh cũng như mọi thông tin khác liên quan đến Mặc Thiên.

Chứng nhân Lịch sử (CNLS): Xin anh cho biết trong hoàn cảnh nào anh đã viết tác phẩm "Khóc mẹ dân oan" và vì sao anh lại viết những lời như vậy?

Mặc Thiên: Đầu tiên, cho phép tôi được cảm ơn Chứng nhân Lịch sử đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này cũng như cảm ơn Trung tâm Asia và ca sĩ Như Quỳnh đã giúp hát lên ca khúc của tôi. Tôi muốn nói rằng tôi chỉ là một trong số rất nhiều những tác giả đã chọn con đường hát cho vận mệnh đất nước. Ca khúc "Khóc mẹ dân oan" cũng chỉ là một bài hát nhỏ bé trong số nhiều bài hát chưa có cơ hội được vang lên dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ này. Nhưng tôi cũng đồng thời khẳng định rằng sẽ không có sức mạnh nào đè bẹp được lòng dân. Không có bạo quyền nào cướp được trái tim của dân tộc.

Về ca khúc "Khóc mẹ dân oan", tôi đã viết ngay trong những ngày tháng diễn ra cuộc biểu tình của người dân miền Nam Việt Nam chống lại quân gian ác đã cướp đất đai, nhà cửa của mình. Báo chí nô dịch của nhà nước có thể gọi đó là cuộc "khiếu kiện đông người", nhưng tôi gọi đó là cuộc biểu tình chống chính sách ăn cướp của chính quyền từ những cấp rất cao chứ không chỉ của bọn cán bộ địa phương quen thói vơ vét, hà hiếp dân nghèo. Tôi đã không có điều kiện để vào tận nơi, để nhìn tận mắt cảnh khổ của bà con, nhưng qua những thông tin từ bạn bè văn nghệ sĩ, tôi biết bà con đã phải chịu đau khổ, uất ức đến bực nào. Nơi tôi ở đây cũng là một thành phố nhưng chỉ cần cán bộ phường đe nẹt một tiếng là người dân đã sợ điếng hồn. Không sợ sao được? Từ ngày có chế độ Cộng sản ở Việt Nam, bao nhiêu người đã chết, đã bị thủ tiêu bằng những hình thức man rợ nhất mà cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế là vết đen Cộng sản sẽ không bao giờ rửa được dù họ có đổ hết bao nhiêu xà bông với hóa chất giặt tẩy loại mạnh nhất. Tội ác Cộng sản, tôi muốn dùng hai câu trong bài "Cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi để chỉ cho rõ. Đó là: "Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi".

Người dân Việt Nam đã quen bị hà hiếp đến mức chịu đựng trở thành một đặc tính. Vậy thì tại sao họ lại dám đứng lên, cả ngàn người? Chỉ có một cách trả lời thôi. Vì cái mà bọn cướp bắt họ chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Nói cách khác là người dân đã không thể chịu đựng nổi. Bạn tôi ở Sài Gòn kể lại trong gần một tháng đó, những người dân nghèo đã bị trệt đường sinh sống. Họ bị chặn không cho nhận tiếp tế thức ăn, nước uống. Họ bị chặn không cho tắm rửa, không cho đi vệ sinh là những nhu cầu thiết yếu của một con vật chứ chưa nói là một con người. Ai là người Việt Nam không xót xa khi nhìn thấy những người mẹ già, những đứa em thơ dại phải dầm mưa, dãi nắng để đòi lại đất nhà? Nếu có một hay nhiều kẻ như vậy, tôi phải gọi đó là bọn vô lương tâm, là quân dã thú.

* Thưa anh, có một câu hát trong "Khóc mẹ dân oan" mà nhiều người chưa hiểu rõ lắm là câu "Mẹ biết sống sao đây khi đổi 10 lấy 1". Anh giải thích gì không?

- Cô có còn nhớ lần đổi tiền ở Việt Nam hồi năm tám mấy không (Cuộc đổi tiền ngày 14/9/1985 tại Việt Nam theo nguyên tắc 1 đồng tiền mới ăn 10 đồng tiền cũ - CNLS). Cô ngủ một giấc, sáng ra thấy tiền trong túi mình chỉ còn có 1/10 giá trị. Cảm giác của cô lúc đó ra sao? Có thể lúc đó cô còn trẻ nên không biết chứ còn bọn tôi thì vẫn cảm giác như mình vừa bị cướp một cách trắng trợn mà không làm gì được. Giờ cũng vậy! Cô có 1000m2 đất. Chính quyền lấy và cho phép cô mua lại 100m2 với giá cao gấp 10 lần giá họ gọi là bồi thường cho cô vì đã lấy đất của cô. Tức là sau khi cô mua lại 100m2 đất của chính cô thì cô hết tiền. Nó cũng giống y chang như khi cô ngủ một giấc thức dậy thấy nhà mình nhỏ đi chỉ còn có 1/10. Còn 9/10 kia trở thành tài sản của bọn cướp để chúng bán cho nước ngoài, lấy tiền bỏ túi.

* Là một tác giả thuộc nhóm "chính thống" và có nhiều tương lai, điều gì đã dẫn anh đến quyết định rút lui vào thế giới underground?

Để trả lời câu hỏi này, tôi nhờ cô nhìn quanh một chút và nói tôi nghe xem có nhạc sĩ nào thuộc dòng chính thống đã dám lên tiếng về sự kiện chưa? Những người dám nói đều bị chính quyền sách nhiễu. Một số đã buộc phải im lặng, số khác đành phải nói trớ đi, nhẹ hơn dưới dạng những bài thơ, tản văn. Để có thể nói đúng với tiếng nói của lương tâm mình mà không sợ bị chính quyền khủng bố, chúng tôi chỉ còn cách náu mình vào thế giới underground. Tránh được khỏi sự săn lùng, trấn áp của chính quyền thì chúng tôi mới có thể nói đúng những điều đang thực sự xảy ra, hát đúng tình cảnh của hàng triệu người dân Việt Nam đang phải lầm lũi sống, lặng lẽ khóc trong cảnh lầm than, trong bóng tối cường bạo. Từ hồi quyết định rút lui vào bóng tối để sống với thế giới underground, tôi thực sự hạnh phúc vì đã không phải sợ hãi, không phải tự mình kiểm duyệt những tác phẩm của mình. Tôi có thể viết đúng điều mình nghĩ, hát được điều muốn hát. Tôi nguyện sẽ dâng hiến cuộc đời mình để hát cùng dân tộc dù đó là lời hát reo vui hay những khúc nhạc não nề.

* Xin anh cho hỏi một câu riêng tư. Từ sau quyết định sống như một tác giả underground, anh có gặp khó khăn gì về vật chất hay tinh thần không?

Nhạc sĩ ở Việt Nam không sống được bằng nghề, cô à! Tôi sáng tác, nhưng thu nhập chính vẫn là từ việc khác nên cũng không gặp khó khăn gì. Điều khó khăn duy nhất là tôi không thể nói với bất kỳ ai rằng tôi chính là Mặc Thiên. Điều đó cũng đau đớn giống như việc mình sinh ra một đứa con nhưng không thể nhìn nhận nó. Chỉ trong một xã hội độc tài, toàn trị như thế này người nghệ sĩ như chúng tôi mới phải chịu đựng điều đau đớn đó thôi. Nhưng tôi chấp nhận được. Tôi cũng tin là sẽ có một ngày mai quê hương tôi sẽ thoát nạn Cộng sản, khi những người con trung hiếu của dân tộc dám đứng lên trút bỏ gông cùm để sống cho quê hương.

* Cảm ơn anh và xin chúc anh thêm nghị lực, niềm tin để tiếp tục con đường của mình.

***

Sau cuộc trò chuyện, tác giả Mặc Thiên đã cậy nhờ Chứng nhân Lịch sử giới thiệu thêm một sáng tác mới của anh, ca khúc Khấn nguyện, cũng về đề tài nhân sinh và nỗi đau dân tộc. Ca khúc này, chúng tôi xin được hẹn giới thiệu với độc giả vào một dịp khác sau khi có bản thu âm hoàn chỉnh. Một lần nữa, chúng tôi có lời cảm ơn nhạc sĩ Mặc Thiên đã tín nhiệm giao phó tác phẩm của mình và xin chúc mừng thế giới underground đã có thêm một tác giả.

Lịch sử không thể bị chôn vùi dù có bao nhiêu thế lực đen tối cố bưng bít và lấp liếm. Trước súng đạn, dùi cui, hơi cay và những thủ đoạn đàn áp khác, tiếng nói của tự do vẫn sẽ vang lên. Tiếng hát cho quê hương vẫn sẽ vang vọng cho đến khi Việt Nam thực sự có ánh sáng.

Thực hiện phỏng vấn: ĐỖ QUYÊN

21 thg 2, 2008

Suy ngẫm về 1 bài viết của Truơng Thái Du




Mấy hôm vừa rồi, tôi bận đón cậu em họ từ VN qua chơi nên chẳng có nhiều thời gian lên mạng uống Cafe. Cậu em tôi là một trí thức thuộc lọai đầu ngành ở Hà Nội, đảng viên, phó tiến sỹ, tiếng Anh, tiếng Pháp đều thạo, thuờng xuyên làm việc với các chưong trình của UNDP, WHO, có nhà riêng 3-4 tầng v.v, đúng mô hình trung lưu ở VN hiện nay. Nhân đám tang bác HM Chính tôi hỏi cậu có biết gì không ? „Ông Chính thì em biết, nhưng đám tang thì em không hay biết gì.“
- Sao vậy, báo chí có đăng mà?
- Em có đọc báo bao giờ đâu, vả lại chúng em cũng ít quan tâm đên chính trị.
- Thế cậu biết ông Chính thì cậu nghĩ gì về ông ấy?
- Họ bảo ông ấy chống đảng, phản động đủ thứ cả
- Cậu có tin không?
- Anh nghĩ em là trẻ con à, em cho là ông ta bị thất sủng từ lâu rồi vì có quan điểm khác với đám ông Chinh ông Duẩn ông Đồng và chắc ông ta cũng có lý của ổng. Nhưng ở VN bây giờ ít ai biết đên ông Chính và „hội“ của các bác ấy....

Đại loại là như vậy....Tôi thât vọng, nhưng ngẫm lại thì biết là cậu ấy nói lên tâm trạng của phần lớn nhân dân trong nuớc. Hôm này vào mạng lại vấp phải ngay
bài của Truơng Thái Du đăng trên Talawas.


Tôi đã đọc vài bài của Trương Thái Du rồi và không lấy gì làm ngạc nhiên về thái độ của tác giả đối với phong trào dân chủ ở VN. Tôi không dám khẳng định anh Thái Du là kẻ khiêu khich và nghĩ rằng, có thể anh đại diện cho một luồng quan điểm nào đó trong xã hội VN hiện nay. Nêu vậy thì việc Talawas đăng bài viết của anh ta đâu có gì là đáng thất vọng, đáng chê trách như phản ứng trên các diễn đàn. Đã là diễn đàn thì phải sòng phẳng tranh luận với nhau tất cả các vấn đề. Tuy nhiên đã là chính luận thì việc dùng các từ ngữ có tính chất hạ thấp nhau như „ các nhóm dân chủ đồng sàng dị mộng“, „“anh em dân chủ” tự phát và đầy dẫy bất mãn“ v.v sẽ làm hại giá trị bài viết. Tác giả chẳng đã cố tình viết bài này để đối thoại với những nhà dân chủ trong và ngoài nuớc hay sao. Đối thoại của giới trí thức cũng phải có style của nó.

Nhưng thôi xin bỏ qua các tiểu tiết, văn phong để đi vào nội dung chính mà anh Thái Du muốn nói.

Phải cay đắng mà công nhận rằng Thái Du có lý trong một ý chính của bài viết, đó là vai trò của phong trào dân chủ ở VN còn rất thấp, mà bằng chứng là câu chuyên của cậu em tôi hôm qua. Tôi không thể chia sẻ sự lạc quan vói bạn Nguyễn Phuơng Anh trong bài viết „Thế trận dân chủ VN 2008“, mà nguợc lại tôi có phần suy nghĩ như Thái Du. Các nhà dân chủ VN còn quá nhiều việc phải làm để có thể thu hút đuợc sự chú ý của nhân dân đến với sự nghiệp dân chủ hóa đất nuớc. Họ như một thiểu số đang bơi nguợc lại dòng chảy của sự trì trệ, của một số đông an phận, bị lừa dối và chấp nhận sự giả dối. Lý do của cuộc đấu không cân sức này thì đã đuọc viết trên cả ngàn trang giấy, tôi khỏi phải nêu.

Nhưng nếu như trứoc kia những nguời dân chủ phải chịu số phận „trứng chọi đá“, đập đâu chết đó, thì này thế trận đã dần chuyển thành „châu chấu đá voi“. Các chú châu chấu chẳng thể nào đánh gục đuợc con voi thì rõ rồi, nhưng con voi to vậy nhưng chẳng phải dễ gì mà giết được bọn chấu nữa. Trong khi bọn chấu càng ngày càng hỗn thì voi lại gặp vấn đề là: voi chẳng còn ở rừng sâu nữa, mà đã vào rạp xiếc, phải biết làm đỏm, phải biết giữ trật tự, không còn lồng lộn vật vã gầm thét đuọc nữa, khả năng tàn phá môi truờng của voi nay đã giảm nhiều.

Hình ảnh tôi vừa nêu cho thấy anh Thái Du tuy dùng ngòi bút rất sắc sảo, nhưng lại chỉ đề cập đến các hiên tuợng mà quên đi cái bản chất, chỉ so sánh qua số luợng mà không biết đên chất luợng. Đó là chưa kể đến việc anh Thái Du cố tình phủ nhận thực tế. Anh viết “Cái gọi là phong trào dân chủ VN“ mà không biết là chính quyền VN nay đã phải tính đến chuyện để cho
những nguời dân chủ VN chính thức gặp gỡ nhau tại Hà Nội. Phong trào dân chủ ở VN tuy còn yếu, yếu lắm, nhưng đã thành một thực thể, chứ không còn là „Cái gọi là“ nữa. Điếu văn Bác Chính do luật sư Trần Lâm đọc ngày 16.2.08 truớc cả một đám đông 500 nguời, với sự có mặt của hàng trăm công an lẫn báo chí trong và ngoài nước chẳng đã là một lời tuyên bố buớc ra công khai của phong trào này sao?

Những hôm truớc đám tang của Bác Hoàng Minh Chính đã có mấy bloggers phê phán là „công an là ngăn cản nhứng nguời đối kháng đi đưa tang vì sợ sẽ có một đám tang giống như của cụ Phan Chu Trinh thế kỷ truớc“. Tuy tôi có nhờ nguời bạn mang vòng hoa đến viếng Bác Chính, nhưng thâm tâm tôi vẫn phân vân, không biết đám tang có bị phá không ? có đông không? Nếu không đông thì thế nào cũng có kẻ phản pháo.

Quả nhiên phản pháo đã đến và khá hiểm: „ Vâng, đám tang ông Hoàng Minh Chính đã lặng lẽ một cách không thể lặng lẽ hơn...“. Nhưng anh Thái Du nên nhớ cho rằng, ngay duới thời Pháp thuộc, quyền tự do hội họp, đi lại, biểu tình vẫn tồn tại. Báo chí hồi đó hoàn toàn nằm trong tay tư nhân và có đến hơn 50% chủ báo là nguời Việt. Tất cả các báo quốc ngữ ngày đó đều dồn dập đăng tin với Titre lớn ở trang nhất về cái chết của cụ Phan và về đám tang. Chỉ riêng chuyện này đã cho thấy 90% nguời Việt hồi đó tuy mù chữ nhưng không bị mù tin. Ngày nay thì cậu em tôi tuy biết hai ngoại ngữ nhưng không biết tí gì về Cụ Chính và „hội“ của các bác ấy, vì họ không có lấy ¼ tờ báo trong cái rừng gần 1000 tờ báo các loại.

Anh Thái Du trích ý kiến của các học giả trong và ngoài nuớc để phê phán Hoàng Minh Chính. Vâng nếu cho tôi thời gian để phê phán Bác Chính, có thể tôi cũng tìm ra những điểm mà tôi cho là không phù hợp trong đuờng lối của đáng Dân Chủ XXI hay khối 8406. Tôi đã nhiều lần khẳng định là nếu được tranh luận sòng phẳng trên công luận hay chính truờng thì nhiều vấn đề của phong trào dân chủ đưa ra chắc sẽ đáng đuọc tranh cãi lắm. Tôi quý trọng họ truớc tiên vì lòng dũng cảm hy sinh của họ, vì tinh thần trách nhiệm trước giang sơn của họ. Kế đến tôi phải công nhận trình độ nhận thức của họ ở chỗ đã nhìn thây đuọc những sai lầm chết nguời của hệ thống mà nhiều kẻ kiến thức đầy đầu không nhận ra
(như đã so sánh nhà báo Nguyễn Vũ Bình với bà Tôn Nữ Thị Ninh).

Tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng những nguời dân chủ VN trên con đường tập hợp thành phong trào vẫn đang gặp phải một vấn đề lớn, đó là ngọn cờ. Từ tướng Trần Độ, đến Bác Chính đều là những nguời yêu nuớc nồng nàn, có đức độ, nhưng chẳng ai là một nhà tư tuởng lớn hoặc một thiên tài tổ chức cả. Một phong trào muốn thành công cần một nhà lãnh đạo mang trong mình một trong hai yếu tố đó. Nghe thì thấy tương lai tối mò (Bao giờ cho đến tháng muời). Nhưng nếu đàn châu chấu dần biến thành đàn ong thì lúc đó sẽ có ong chúa. Bây giờ chưa phải là tháng chín, nhưng đã là tháng tư rồi.

Trương Thái Du đã quá nhiều lần phổ biến quan điểm: “ Huyền thoại Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam bắt nguồn từ đặc thù văn hóa phong kiến tiểu nông“ hay „Thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam là con đẻ của thể chế văn hóa Việt Nam.“ Để bảo vệ chế độ hiên nay và chủ nghĩa XH ở VN. Anh cho rằng : „Nhưng có ai tự hỏi vì sao ở các nước Tây Âu không bao giờ chấp nhận học thuyết ngoại lai này, nhưng khi áp dụng vào các dân tộc xa xôi ở Đông Á, lại tồn tại 3 dân tộc chấp nhận nó dai dẳng và mãnh liệt như thế: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam? Đó là vì bản chất của dân tộc đã giúp chủ nghĩa ngoại lai này bám rễ và phát triển mạnh. Đó là bản chất của những nền văn minh nông nghiệp, trong đó họ cần một xã hội ổn định vì nghề nông đòi hỏi sự ổn định để hoạt động trồng trọt được trọn vẹn từ lúc gieo cấy đến khi thu hoạch. Họ cũng cần một chính quyền mạnh, chuyên chế để trị thủy”

Quả là một sự bao biện quá đáng. Cùng một nền văn hóa nhưng tai sao Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao lại có các chế độ chính trị khác nhau? Nam và Bắc Triều tiên là hai dân tộc khác nhau sao?

Tôi càng đọc càng thấy anh mâu thuẫn. Khi ở trên anh phê phán Hoàng Minh Chính “sai về phương pháp, cách thức, đường đi và là một người dựa vào ngoại bang” và ngay vài dòng sau đó anh lại dùng việc làm của cụ Phan để làm guơng cho Bác Chính: “ Phan Châu Trinh từng biết rất rõ điều này, cho nên ông chọn con đường đả phá triều đình Nguyễn, vạch ra sự hủ lậu của xã hội và con người Việt Nam, đồng thời kêu gọi hợp tác với thể chế chính trị thực hữu đó là nhà nước bảo hộ Pháp” hay “Phan Châu Trinh đã từng muốn hợp tác với Pháp, kẻ xâm lăng đất nước Việt Nam, dẫn đến việc có ý kiến cho rằng ông hoang tưởng, thậm chí không ít người xuyên tạc sự nghiệp của ông”

Anh viết tiếp: “Như vậy tại sao những người “dân chủ” luôn quảng cáo lòng yêu nước mơ hồ vô bờ bến của mình không thể đặt ra mục tiêu hợp tác và kiên trì đối thoại với Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cùng văn hóa, cùng máu mủ với mình.”. Khi đặt câu hỏi như vậy anh cố tình lờ đi rằng chính mục tiếu của đảng dân chủ XXI là đuợc đối thoại với đảng CSVN, (xem phỏng vấn của Bác Chính trả lời BBC) nhưng đảng CSVN cho đến nay vẫn coi phong trào dân chủ VN là đám tội phạm và chỉ trả lời họ qua con đường bộ công an.

Khi đã đọc đến đó tôi bắt đầu nghi ngờ sự trung thực của anh và tôi cảm thấy những hô hào cuối bài của anh trở nên sáo rỗng: “ Quan tâm lớn nhất của đại bộ phận dân chúng hiện nay là xã hội ổn định để làm ăn. Đó cũng là đặc tính cố hữu của cư dân một nền văn minh nông nghiệp (lại điệp khúc). Bất cứ cá nhân hoặc hội nhóm “dân chủ” nào toan tính gây bất ổn xã hội để đầu cơ chính trị đều không tưởng... Nếu vì lý do nào đó, có sự nghi ngại và bất hợp tác của Đảng công sản Việt Nam thì chính nhu cầu của nhân dân sẽ thúc ép sự hợp tác ấy một cách tự nhiên trong bình đẳng. “

Vâng đúng là những biến đổi trong chính sách của đảng CSVN trong hai chục năm qua là kết quả của sự thúc ép đó. Tới đây, để chiến đấu với đàn ong có tổ chức, con voi sẽ phải biến thành gấu, nhanh nhẹn hơn, biết đi bằng hai chân và biết leo cây. Chúng ta chào đón tất cả những thay đổi đó và sẽ phải thúc ép để sao cho những cải cách tới đây còn phải nhanh hơn nữa, toàn diện hơn nữa. Đó chính là mục tiêu của phong trào dân chủ VN. Đảng CSVN đã để lỡ nhiều vận hội của dân tộc rồi, không còn nhiều vận hội để lỡ nữa đâu. Điều này thì chắc anh Thái Du đông ý với tôi ?

Anh Thái Du cũng dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx để khẳng định: lịch sử đã và sẽ đi con đuờng của nó, “Cái gì phải đến, nó sẽ đến”. Nhưng vai trò của nguời trí thức là ở chỗ nhìn ra quy luật này để biết cỗ xe lịch sử đang đi theo huớng nào. Nguời trí thức cấp tiến thì luôn tìm cách tăng tốc độ của cỗ xe. Kẻ an phận thủ lợi thì chủ truơng “há miệng chờ sung”, ngồi lên xe chờ cho nó đến đích. Còn nếu kẻ nào đã nhìn thấy sự việc mà lại tìm cách ngăn cản cỗ xe hay tìm cách cô lập những nguời đẩy xe thì đuợc gọi là “phản động, reactionary ” theo đúng định nghĩa của nó.

xtnguyen@web.de

20 thg 2, 2008

Tôi đã bị bắt trên đường đến dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính ngày 16/2/2008 như thế nào ?

Nguồn :Blog Việt nam

Ghi chép nhanh của Dương Thị Xuân

Sáng thứ 7, tôi đi xe buýt đến nhà Tang lễ Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội để dự đám tang Giáo sư Hoàng Minh Chính. Khoảng 9 giờ sáng khi xe tới đường Tam Trinh rồi rẽ phải vào đường Thanh Nhàn tôi thấy mấy người đàn ông mặc quần áo dân thường áo bu dông màu đen rồi một ông đi xe mô tô chặn đầu xe buýt lại buộc lái xe phải dừng xe và mở cửa để họ lên ô tô. Khi lên được xe buyt họ bảo là : “ Chúng tôi là công an và muốn bắt chị này phải xuống xe ngay lập tức ”. Tôi thấy họ nói vậy, liền hỏi lại : “ Vậy các anh là công an phải rút thẻ ra để tôi còn biết chứ ? Tôi yêu cầu các anh đưa chứng minh thư ra để tôi và nhân dân xem, nhỡ các anh là công an giả danh thì sao đây ? Các anh ăn mặc dân thường vô cớ chặn xe ai tin được bây giờ ? ”. Ngay liền lúc đó họ gọi tay công an mặc áo vàng của cảnh sát giao thông đang điều hành giao thông ở ngã tư gần đấy lên ô tô yêu cầu tôi phải xuống xe ngay. Tôi thấy anh công an này đứng từ xa giơ dùi cui chỉ đường ra vẫy vẫy về phía tôi. Thấy thế tôi nói luôn : “Các anh là công an tức là bạn dân, là công bộc của dân, anh đối xử với dân như thế là lễ độ sao. Các anh đứng từ xa vẫy vẫy dân bằng cái dùi cui như thế hỏi xem có lịch sự, có văn hoá giao tiếp với nhân dân hay không, việc đó có coi đẹp mắt không ?”. Thấy tôi nói dồn một hồi liền tù tỳ với công an như vậy thì mấy người đàn ông cùng ngồi trên xe là khách đi xe buýt đổ dồn mắt nhìn chằm chằm vào tôi kinh ngạc quá. Có lẽ người dân trong nước đã quen sống trong tâm trạng khiếp đảm công an, mật vụ trong nước bắt bớ, đàn áp, cầm tù nên thấy tôi nói như vậy thì họ có vẻ thán phục lắm. Nhưng kỳ thực người dân trong nước đâu có hiểu rằng bất cứ nhà nước hay chính quyền nào trong một xã hội có tự do dân chủ, nhân quyền thực sự thì bộ máy công quyền do nhân dân bầu lên và điều hành xã hội đó cũng như cả đất nước chỉ là công bộc phục vụ đời sống của nhân dân và cả xã hội đó mà thôi. Còn công an, cảnh sát thì có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống cho nhân dân và cả xã hội thêm được nhiều quyền dân chủ, tự do, nhân quyền và hạnh phúc. Chứ hoàn toàn người dân không có khái niệm, rằng bộ máy quyền lực và công an nhà nước không được phép trở thành hệ thống cai trị độc đoán để tước đoạt bớt tự do dân chủ, quyền con người của nhân dân !!! Vì thế nhân dân sống trong các quốc gia bị hệ thống độc tài, độc đảng luôn luôn bị đè nén, bị áp bức và duy trì một tâm lý khiếp sợ công an, cảnh sát là điều chúng ta phải thông cảm cho họ.

Liền lúc đó tay công an thẳng thừng nói to trước mặt hàng chục người dân đang có mặt trên cùng chuyến xe buýt mà tôi cũng là một vị khách : “ Có người tố cáo chị buôn đô la giả, nên chúng tôi phải bắt chị và yêu cầu chị xuống xe về đồn công an gần nhất để làm rõ vụ việc ngay. Chị cố tình không xuống chúng tôi sẽ huy động thêm lực lượng để cưỡng chế chị đấy, đừng có trách chúng tôi ”.

Tôi cũng trả lời ngay với họ trước mặt mọi người đang chăm chú : “ Tôi đi dự đám tang giáo sư Hoàng Minh Chính ở nhà Tang lễ Thanh Nhàn, nếu các ông muốn ngăn cản tôi đến đó thì cứ nói hẳn ra như vậy, không nên đặt điều vu khống, hạ nhục người khác bậy bạ như vậy...”

Ngay sau khi tôi nói toạc móng heo sự thật ra như thế thì có một tay đàn ông trung niên sợ bị tôi tố cáo tiếp làm chúng xấu hổ bẽ mặt với nhân dân trên xe buýt, nên nhảy xông vào bóp cánh tay lôi tôi đi, chúng ép tôi xuống đường và hơn 10 thanh niên mặt mũi bặm trợn, thái độ hung như sắp ăn tươi nuốt sống mỗi mình tôi mà sức khoẻ tôi cũng rất yếu vì đang lên cơn sốt. Rồi tất cả toán an ninh, mật vụ đó hăng hái áp giải tôi đến trụ sở công an phường Lạc Trung ở số 11 phố Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội ngay sát cạnh chân cầu Vĩnh Tuy.

- Tại đồn phường này tôi lên tiếng ngay rất gay gắt và bực dọc : Tôi đi dự đám tang giáo sư Hoàng Minh Chính tại sao các anh vô cớ bắt tôi vào đồn để thẩm vấn.

- Người đàn ông bắt tôi đáp ngay : Chúng tôi thấy có người nhà tố cáo chị đang buôn đô la giả.

- Tôi đáp ngay : Ông gọi người tố cáo đến đây, nếu các ông vu khống không đúng sự thật như vậy phải để tôi đi kẻo trễ giờ dự đám tang của Cụ Chính

- Người đàn ông: Tôi tố cáo chị đấy, được chưa ?

- Tôi cũng nói luôn : Tôi đề nghị đồn công an phải hỏi giấy tờ thẻ ngành công an của ông ta, họ tên là gì mà ngang nhiên vu cáo trắng trợn cho người dân lành như thế ? Các ông xem đi, ông ta vu khống người khác như thế là vi phạm luật hình sự hiện hành chứ không phải muốn nói gì là được đâu đó nhé !!!

- Một công an phường trực ban nói luôn : Chúng tôi yêu cầu chị xuất trình chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ tùy thân ra trước đã.

- Tôi cũng đáp luôn tức khắc : Tôi đi dự đám ma, dự Tang lễ, tôi không mang giấy tờ đi làm gì ? Các ông xem trên thế giới này có đâu quái đản như Việt Nam không, đi dự tang lễ mà phải mang chứng minh thư và căn cước ? Các ông còn ông vu khống tôi là tại sao ?

-Tay công an phường nói tiếp : Chúng tôi không bắt chị mà chỉ yêu cầu chị và mọi công dân phải xuất trình giấy tờ để xem người thực, việc thực không hay lỡ giả danh lừa đảo thì sao đây ?

Tôi cũng đốp luôn : Các ông là công an, không phải được như vậy mà cứ tuỳ tiện muốn chặn đường bất cứ ai rồi lôi vào đồn hạch sách là được đâu nhé. Nhà ông này cho đến bây giờ tôi không biết là công an giả danh hay công an thực. Vậy giấy tờ , thẻ công an của ông đâu để chứng minh là ông đang đi làm nhiệm vụ của nhà nước thực thi công vụ. Tôi sẽ không trả lời và làm việc gì nữa cho đến khi buộc ông phải bỏ giấy tờ công an ra cho tôi xem.

Trước thái độ gay gắt và kiên quyết và đúng đắn đó của tôi nên người đàn ông ăn mặc thường phục đã chặn bắt tôi trên xe buýt phải buộc lòng đưa chứng minh thư, thẻ công an ra, vì nếu không tôi cương quyết không trả lời bất cứ ai thêm nữa và bất chấp họ giam giữ đến bao lâu tuỳ thích.

- Người đàn ông giả mạo công an vẫn xấn xổ nói tiếp : Tôi tố cáo chị buôn đô la giả đấy, chị làm gì được tôi thì làm đi xem nào ? ( Tôi thiết nghĩ, đây có lẽ là thủ đoạn mới để khủng bố và lừa gạt người dân của người đại diện Nhà nước chăng ? ).

- Tôi tiếp tục trả lời luôn : Tôi đi dự đám ma giáo sư Hoàng Minh Chính mà trong đám tang thì nhiều đô la giả lắm, đô la vàng mã ấy. Ông lên ngay phố Hàng Mã có mà chở về hàng xe tải không chở hết đâu, lên ngay đi !!! (Phố Hàng mã - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, là nơi chuyên bán vàng mã cúng viếng hương hồn người đã mất).

- Tôi nhắc lại : Tôi đi dự đám tang Giáo sư, Cụ Hoàng Minh Chính, nếu các ông không muốn chúng tôi đến thì cứ nói thẳng, không nên gì lại tự bôi nhọ, vu khống hạ thấp nhân phẩm của chính mình như vậy. Các ông đường đường, chính chính là những sĩ quan cao cấp của Sở công an Hà Nội tức là đại diện Nhà nước, cho ĐCSVN, cho hệ thống bảo vệ pháp luật XHCN mà sao phải dùng biện pháp kém cỏi như vậy để người dân hèn như chúng tôi không còn muốn coi trọng nữa ?

Trước câu nói đó tất cả toán công an đã bắt giữ tôi về đồn để thẩm vấn im re không nói được gì, cả viên sĩ quan trực ban của đồn công an phường Vĩnh Tuy cũng quay mặt lảng đi nơi khác coi như điếc không nghe thấy gì....

Tôi thấy tất cả bọn họ im như thóc tôi tiếp luôn : Gia đình tôi là cơ sở cách mạng cho Việt Minh, cho đảng CSVN, cho cả của Sở công an Hà Nội từ những năm 1950, tức là trước rất lâu khi chính quyền này tiếp quản thủ đô Hà Nội vào tháng 10 năm 1954. Vậy mà chúng tôi sống ở giữa đất Thủ đô mà các ông còn bắt nạt thế này, thì nhân dân ở nông thôn, ở miền núi, ở vùng xâu vùng xa, hải đảo trong nước này còn bị các ông bắt nạt đến đâu nữa ?

Tôi đi dự đám tang Cụ Hoàng Minh Chính là một người yêu nước, là người có công lao lớn với ĐCSVN với chế độ XHCN, với nhân dân và đất nước này. Tôi nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận” việc gì các ông phải sợ đám tang của Cụ, phải ra sức ngăn cản việc nhân dân kính yêu Cụ đến tiễn biệt người đã khuất. Tôi nghĩ con người với con người phải thể hiện lễ nghĩa, sống có đạo lý, tình người... Việc các ông hành xử đối với người dân không có mấy văn hoá ứng xử giao tiếp lịch sự như vậy là không hay rồi. Theo ý kiến của tôi thì các ông nên tôn trọng chính mình, nếu các ông có lòng tự trọng danh dự của chính mình và sau tôn trọng người dân, thì nhân dân sẽ tôn trọng các ông, còn không thì sẽ ngược lại người dân sẽ coi thường và không thể tôn trọng các ông được. Không nên như câu thơ cụ Nguyễn Du đã viết từ mấy trăm năm trước : “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như xôi…” . Các ông đã huy động cả một lực lượng công an , mật vụ đông đảo hàng chục người chỉ để bắt một người đàn bà chân yếu tay mềm như tôi và hành xử như vậy có còn là con người sống có đạo lý nữa không ?

Tất cả tóan công an và trực ban đồn im lặng không phản ứng gì. Vì tôi biết thừa là nhiệm vụ của họ được thượng cấp giao cho là chỉ cầm chân không cho tôi kịp vào sự Tang lễ của Cụ Hoàng Minh Chính là hoàn thành mỹ mãn trách nhiệm rồi. Sau này được thả ra khỏi đồn công an tôi mới được anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết lý do công an bắt giữ không cho tôi vào dự đám tang Cụ Chính là vì họ sợ tôi sẽ viết bài tường thuật lại toàn bộ diễn biến của sự kiện Tang lễ và chỉ có thế thôi !

Sau đó diễn biến tiep tuc trong đồn công an Lạc Trung như sau ...

- Tôi cứ thế nói luôn thật to lên : Tôi là người trọng nghĩa, là người đàng hoàng, chúng ta cứ sự thật mà sống, việc gì phải sợ cái gì.

Lúc đó bắt đầu một tay công an mới chịu mở mồm nói : Chúng tôi phải hùng hổ để răn đe vì sợ chị tử vì đạo, chúng tôi phải phủ đầu chị trươc ...

Tôi lại nói luôn : Các ông sao lại hiểu lầm về tôi thế, tôi có phải mù quáng và là kẻ cuồng tín đâu mà phải tử về đạo như các anh tưởng tượng ra....

....Một công an lên tiếng tiếp : Chị xem ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ phát biểu về Nhân quyền, Dân chủ ở Việt Nam như thế có đúng không ?

Tôi trả lời : Việc Cụ Hoàng Minh Chính phát biểu như thế nào thì đó là quan điểm cá nhân của Cụ ấy và Cụ sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời phát biểu của mình. Xã hội ta hiện nay đang muốn đại đoàn kết dân tộc, hội nhập thế giới văn minh, hòa giải dân tộc, mở cửa đón đồng bào Việt nam ở hải ngoại về với Tổ quốc. Tôi là người trong nước còn bị các anh hành xử coi như kẻ thù như ngày hôm nay trong giữa đồn công an. Các anh muốn khủng bố tôi, như muốn tống tôi vào tù ngay lập tức thì liệu các anh nói mở cửa, nhưng lòng các anh đâu có cởi mở thật sự thì ai tin được các anh, tin được vào tuyên truyền của nhà nước này ?Cứ làm mãi như vậy các anh không để mọi người tin mình có thiện chí và làm bạn với mình sao ?

Công an lại im lặng như tờ không một ai lên tiếng nữa....

Cho đến hơn 2 giờ chiều họ nghe điện thoại rồi nói : “ Thôi cho chị tạm về nhà nhớ lần sau đừng đi đến những nơi phức tạp, linh tinh như hôm nay nữa đấy ”!!!

Việc các nhân viên công an Hà Ni đã phải tuân lệnh câp trên làm với tôi như hôm nay, thì liệu các ông có biết rằng đã tạo thêm cho xã hội Việt Nam hiện nay nặng thêm căn bệnh chuyên nói dối, vu khống, lừa gạt người khác. Vậy thì con cái các ông nó sẽ nhìn các anh là người như thế nào ?

Khi được công an tạm thả ra về tôi tới ngay nhà anh Nguyễn Khắc Toàn để thăm vì từ Tết đến giờ vẫn chưa được gặp lại anh ấy, và cũng là để trò chuyện thì lại thấy tại trước cổng nhà anh đối diện bên kia phố nơi có tiệm bún chả, nem rán số nhà 15 Ngõ Tràng Tiền nơi vẫn đặt chốt canh gác của công an Hà Nội mỗi khi có các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam có rất đông công an cả mặc sắc phục, lẫn thường phục quân số phải tới 15 -16 người cả nam lẫn nữ, có cả 2 dân phòng của phường mặc quân phục đàng hoàng. Tôi cứ thế coi như không có ai và bước lên cầu thang rồi réo gọi tên anh xuống mở cửa, thì mấy công an xông tới và họ không cho tôi lên gặp anh Toàn, mặc dù anh Toàn đã xuống mở khoá cửa cầu thang đồng thời nói luôn : “ Nó là người nhà tôi các anh phải cho cô ấy lên. Tôi hỏi các anh luật pháp nào cấm người bà con đi thăm gặp nhau ...Các cậu không được tuỳ tiện hành xử đâu đấy nhé ” . Mấy công an nhao nhao nói luôn : “ Lệnh của lãnh đạo công an thành phố là hôm nay ngày đặc biệt không ai được phép gặp anh Toàn kể cả bà con họ hàng thân thích, chúng tôi yêu cầu chị Xuân chấp hành cho mời chị ra về muốn gặp để hôm khác...”.

Họ vừa nói vừa lập thành một hàng rào người chắn ngang cầu thang vừa chặn quanh tôi nên tôi đành ra về và nói với từ xa với anh Nguyễn Khắc Toàn được vài câu về chuyện mình cũng bị công an Hà Nội vừa bắt giữ xong mới được thả ra, rồi tôi ra bến xe buýt trở về nhà mà lòng buồn khó tả...

Thế đấy tình trạng Nhân quyền, Dân chủ, Tự do của dân chúng trong nước Việt Nam này nó tồi tệ như vậy đó. Công an và chính quyền cứ thích là lại đẻ ra đủ các luật mồm, luật rừng, luật tay, luật chân đủ loại rất tuỳ tiện hết chỗ nói để cản trở các sinh hoạt tự do của người dân một cách thoả sức và vô lối mà dân chúng trong nước không thể kiện cáo ai được, cũng chẳng một cơ quan nào có thể bảo vệ cho họ được...Thế mà các nhà lãnh đạo của Việt Nam đi đâu cũng quảng cáo về thành tích Nhân quyền, Dân chủ ở Việt Nam được ngày càng cải thiện không ngừng mà không biết ngượng là sao nhỉ ?

Thế là hôm đó tôi bị bắt giữ phải ngồi tại trụ sở công an phường Lạc Trung - Vĩnh Tuy suốt từ 9 h 00 sáng đến gần 14 h 00 chiều trong ngày 16/2/2008. Toán công an chỉ thả tôi ra khỏi đồn khi họ được cấp trên ra lệnh và đoàn xe Tang đưa linh cữu Cụ Hoàng Minh Chính đến khu điện táng của đài hoá thân hoàn vũ ở nghĩa trang Văn Điển ngoại thành Hà Nội xong xuôi. Tôi thiết nghĩ tại sao khi cụ Hoàng Minh Chính còn sống thì họ vô cùng lo sợ ánh sáng tư tưởng Dân chủ của Cụ lan toả khắp xã hội. Và cả cho đến khi Cụ đã về với Tổ tiên mà nỗi ám ảnh vẫn làm đảng CSVN, nhà nước và công an lo sợ đến thế mà đến mức phải ngăn cản những người dân bình thường như tôi không được có cơ hội cuối cùng đưa tiễn Cụ về nơi suối vàng để an giấc ngàn thu ???

Đầu xuân 2008 này, tôi buồn lòng phải viết lại câu chuyện rất thường tình này đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày và không bao giờ là chuyện lạ, chuyện hiếm ở VN để mọi người cùng biết. Tôi có sao nói vậy không thêm bớt, không bóp méo cho ai cả. Thật đúng như phương châm tôi đã khẳng định trước mấy anh công an trong đồn ngày hôm có Tang lễ Cụ Hoàng Minh Chính : “ Cứ sự thật mà nói, cứ sự thật mà sống thì không bao giờ phải sợ ai cả ”.

Nội ngày 19 tháng 02 năm 2008

Công dân Dương Thị Xuân

Thư ký Tập San Tự Do Dân Chủ

Địa chỉ : Phòng số 404 khu tập thể cơ quan TW thuộc Ngõ 186, phố Ngọc Hà, quận Ba đình, TP - Hà Nội.

Email : dantochoabinh2007@yahoo.com

19 thg 2, 2008

Hai ngày làm việc vơí công an




Hai ngày làm việc với công an

Thứ bảy ngày 16/2/2006.

Tôi bật dậy vì tiếng đập cửa rất mạnh, tiếng Cảnh sát khu vực la lớn ở ngòai cửa: "Dậy đi, ông Hải dậy đi lên phường làm việc". Tôi vừa mở cửa 2 người ập ngay vào nhà. Đó là Tình cảnh sát khu vực và Long đội trưởng đội chống bạo động, người thường xuyên làm việc với tôi, cả 2 yêu cầu tôi ngay lập tức phải lên phường làm việc. Tôi hỏi tại sao không đưa giấy mời trước, CSKV móc ngay giấy mời trong túi ra và nói: "Không cần mời trước, anh có đi không thì bảo!". Tôi phản ứng: "Phải đưa giấy mời cho tôi trước 48 tiếng tôi mới làm việc". Long liền bảo: "Nếu anh không đi, chúng tôi sẽ gọi phường đưa xe xuống, cưỡng chế anh lên để làm việc". Họ yêu cầu tôi làm vệ sinh cá nhân, để lên phường ngay.

Trong lúc tôi thay đồ, tôi yêu cầu họ bước ra khỏi phòng để tôi thay đồ nhưng họ nhất định không chịu, họ bảo tôi cứ thay đồ trước mặt họ. Họ nói nếu họ ra ngòai tôi sẽ đóng cửa "cố thủ" bên trong. Giằng co hơn nửa tiếng, họ kêu xe xuống và buộc tôi phải đi cùng họ.

Khi đến CA phường 8, quận 3, Long lập tức xông vào giựt điện thoại di động trong thắt lưng của tôi, cung cách này lần nào hắn cũng làm như vậy đối với tôi. Người công an cử ra làm việc với tôi không phải là người được ghi trong thư mời, anh ta mặt thường phục tự giới thiệu là công an kinh tế. Tôi yêu cầu được làm việc với đúng người đã ghi trong giấy mời là anh Tình CSKV, tôi nói nếu không mặc cảnh phục và đeo bảng tên tôi sẽ không làm việc. Anh ta báo cáo với Long. Long chạy lên yêu cầu tôi phải làm việc với CA kinh tế nhưng tôi cương quyết từ chối. Long nói: "Nếu vậy thì anh kia về lấy giấy mời để cùng làm việc với tôi", nói vậy nhưng Long lại buộc tôi phải ngồi tại chỗ để chờ, dù có đến chiều cũng phải chịu. Tôi ngồi đó với một người an ninh trẻ đến 2h chiều mới thấy anh cảnh sát kinh tế quay lại với đầy đủ bảng tên và giấy mời. Anh ta là Đào Chí Thanh mã số 277244, nội dung làm việc là "một số việc liên quan đến việc kinh doanh 84D Trần Quốc Toản, P8, Quận 3" (đây là nhà hiện tôi đang ở). Chúng tôi làm việc đến 17h30p thì kết thúc. Nhưng Long vẫn không cho tôi về mà không nói lý do vì sao. Đến 20h họ mới mang điện thoại lên trả tôi và bảo tôi về.

DSC01560

Thứ hai, 8h sáng ngày 18/02/2008

Tôi lại bị đánh thức dậy với tiếng đập cửa rất mạnh, cũng lại là Tình và Long diễn lại cảnh cũ. Họ móc giấy mời từ trong túi và yêu cầu phải đi ngay. Tôi phản ứng không đi. Long gọi điện cho Trưởng CA Phường cho xe và người xuống cưỡng chế tôi đi.

Đi thì đi, nhưng hôm nay tôi quyết không làm việc vơí họ. Họ không thể làm mãi với tôi như vậy. Tôi là một công dân tự do được pháp luật bảo vệ chứ đâu phaỉ một con vật mà họ muốn kéo đi lúc nào thì kéo. Nhớ lại những lần làm việc trước, Long nói "sẽ làm cho không một ai dám thuê nhà tôi nữa, những phần xây dựng cách đây 6 năm có sai phạm sẽ được lật lại để đập nhà tôi". Những lời đe dọa của Long đang được thực hiện. Tôi cảm nhận mình đang đứng dưới một cỗ máy nghiền nặng nề đang muốn nghiền nát tôi.

Lại tịch thu điện thoại, lại đe dọa nhưng tôi vẫn không làm việc. Tôi chỉ còn chút quyền nhỏ bé là không nói, không làm việc để tự bảo vệ mình. Nếu không, lần sau họ vẫn kéo tôi đi tức khắc như kéo một con vật.

8h40', Thanh đưa cho tôi tờ giấy yêu cầu tôi viết tường trình về lý do không làm việc. Tôi ghi rõ lý do là họ không gửi cho tôi giấy mời trước 48h, khi đến nhà tôi thì mới đưa giấy mời đồng thời cưỡng bức tôi phải đi ngay, đến CA phường còn tịch thu điện thoại và hành xử cưỡng bức hạn chế quyền công dân của tôi nên tôi không làm việc.

Thanh liền báo cáo với Long, sau đó yêu cầu tôi viết thêm vào bản tường trình theo ý của Thanh nhưng tôi không viết. Long hậm hực: "Cứ để ông ấy ngồi đó suy nghĩ tiếp vài tiếng nữa, khi nào chịu làm việc thì kêu". Trong lúc đó, họ triệu tập người kinh doanh trong nhà tôi lên hạch hỏi đến quá trưa. Tôi nghe thấy nhiều người quát nạt ở tầng dưới nhà, điều này có lẽ làm người đang kinh doanh tại nhà tôi khiếp đảm!.
14h. Thanh lên gặp tôi hỏi đã làm việc được chưa? Tôi nói hôm nay tôi không thể làm việc được! Thanh bảo tôi viêt bản tường trình nữa nhưng tôi không viêt. Đã 15h chiều, từ sáng đến giờ họ không hề cho tôi đi ăn. Buổi trưa tôi nói tôi phải về nhà ăn cơm và nghỉ trưa nhưng họ ngăn cản không cho về. Tôi hỏi có phải các anh đang bắt giữ tôi không? Họ nói chỉ mời chứ không bắt !??? Mặc dù Thanh là người mời tôi làm việc đã về từ 15h nhưng nhóm an ninh vẫn không cho tôi về.
16h45. Cảnh sát khu vực đem lên một thư mời tôi làm việc tiếp ngày 19/02/2008.
Mãi đến 17h họ mới mang trả lại điện thoại và bảo tôi về.
Ngày mai họ sẽ dùng biện pháp nào nữa với tôi đây???
Điếu Cày

DSC01557 DSC01558

18 thg 2, 2008

Trương Thái Du-Nhà nâng bi chuyên nghiệp.

Chúng tôi đọc thấy bài viết của tác giả Trương Thái Du "Suy nghĩ bên cạnh một đám tang lặng lẽ" đăng trên tạp chí Talawas ngày 18/02/2008. Xét thấy bài viết có những nhận xét riêng của tác giả đề cập đến đám tang cụ Hoàng Minh Chính và một số Blogger mà theo tác giả là ""anh em dân chủ" tự phát và đầy dẫy bất mãn..."
Chúng tôi đăng lại nguyên văn bài viết trên Blog để có thêm ý kiến tham khảo.
18.2.2008
Trương Thái Du
Suy nghĩ bên cạnh một đám tang lặng lẽ
Thế là cuối cùng, đám tang ông Hoàng Minh Chính đã diễn ra êm xuôi và có phần lặng lẽ. Trước thời điểm này, tôi giở sách cũ đọc lại những câu chuyện về đám tang Phan Châu Trinh [1] , đồng thời không ngừng nghe ngóng thông tin thời sự kia trên thế giới blog để có những đánh giá riêng về cái gọi là phong trào dân chủ Việt Nam.

Quả thật sẽ rất đáng buồn cho những người tự xưng là lực lượng dân chủ Việt Nam hiện nay, nếu họ đọc những dòng trích dẫn sau đây trong sách:

“… đám tang của Phan ở Sài Gòn có tới 14 vạn người đi đưa và lễ truy điệu của nhà chí sĩ được cử hành suốt từ Nam chí Bắc.”

“Phan Châu Trinh thực sự là một nhà Nho yêu nước thành thật… Nhân dân không thể xét lầm, cả một tập thể khi được quyền nhận định thì không thể sai! Nhân dân suốt từ Nam đến Bắc đã đánh giá sự nghiệp của nhà chí sĩ suốt đời hy sinh vì nước, và do đám tang lớn này đã gây nên phong trào đấu tranh, như vậy chỗ đứng trong lịch sử của Phan Châu trinh đã được đặt rồi.”

“Đối với chính quyền thực dân, những ai đã dự đám tang Phan chí sĩ là kẻ ấy đã có một nhãn hiệu chống đối, một cử chỉ chính trị đáng để ý, mà thực dân đã coi như một kẻ có tội rồi.”

Vâng, đám tang ông Hoàng Minh Chính đã lặng lẽ một cách không thể lặng lẽ hơn. Người ta có thể biện bạch này nọ, chính quyền ngăn cản chẳng hạn. Nhưng bình tâm mà xét, đám tang ấy cùng vận động của các nhóm dân chủ đồng sàng dị mộng từng vây quanh ông Chính, chẳng gây ra một sự chú ý đáng nói nào đó trong nhân dân. Phải chăng phương pháp dân chủ ấy đã sai lầm một cách cơ bản từ những người như ông Chính, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, đến các “anh em dân chủ” tự phát và đầy dẫy bất mãn trên blog.

Xin dẫn hai ý kiến không đồng tình với ông Chính trên mạng mà tôi quan tâm:

1. Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Đại học New York [2] : “Ông không có lý luận, chỉ có kết luận, ông thiếu trung thực... trên cả những điều lẽ ra ông là người có chuyên môn, biết nhiều: chính trị Mác - Lênin mà ông đã học và những năm chiến tranh tàn khốc nhất ở Việt Nam mà ông đã sống qua.”

Đặc điểm này không phải của riêng ông Chính. Cũng chính vì không có lý luận, chỉ có kết luận cho nên “các anh em dân chủ” học rất thuộc bài “chửi”. Công thức 1: Cái gì xấu và ngu đều qui về chính quyền cộng sản. Công thức 2: Chính quyền cộng sản tất phải xấu và ngu.

Trích blog của một cựu sĩ quan công an, hiện đang “hoạt động cùng anh em dân chủ” [3] : “Quý vị nếu ngu quá thì nên đi học lại, há chẳng biết tôi có thể ủy quyền cho văn phòng luật sư lo mọi việc, kể cả việc tham gia phiên tòa khi xét xử mà không cần sự có mặt của tôi hay sao?... Nhắc cho quý vị nhớ, tôi về Bạc Liêu, nếu có lấy xe đụng tôi thì lấy xe 4 bánh mà đụng, đừng lấy xe 2 bánh đụng chưa chắc thằng nào hơn thằng nào à. Coi chừng quý vị mang đầu máu về nhà mà không được bồi thường xu nào đó.”

Trích blog của một doanh nhân kiêm luật gia (tự xưng) [4] : “khốn nạn thay ở đất nước Việt Nam sự giả dối đang thống trị dân tộc, đang thống trị đất nước, đấy là một bi kịch đau khổ nhất của dân tộc.”

Trích blog của một đạo diễn có tâm trong nghề và rất năng nổ dân chủ [5] : “Nhà nước buông tay khỏi cái gì là cái đó khá lên thôi”. Đó là câu nói của một trong những người bạn tôi, dịch giả PVP, trong một lần ngồi quanh bàn nhậu và như thường lệ, câu chuyện muôn thuở giữa tất cả bạn bè tôi bao giờ cũng xoay quanh thực trạng chính trị-xã hội-văn hóa văn nghệ ở Việt Nam”. Loại “lý luận bàn nhậu” đó rất có lý và thực tế, chỉ với những bộ óc chuếnh choáng men bia rượu mà thôi.

Trích blog của một “mầm non dân chủ” [6] : Đã có nhiều bạn thanh niên là thành viên Tập hợp Thanh niên Dân chủ nói với tôi rằng họ quyết định gia nhập vào Tập hợp là nhờ đọc blog của tôi, biết được tiểu sử của tôi và thấy những suy nghĩ của tôi cũng rất ‘người’, cũng tràn đầy tình cảm, cũng có những ước mơ và những niềm vui, nỗi buồn như họ.” Đọc đến từ “tiểu sử” mà tôi phì cười. Vị “nhân tài [7] ” sắp đi bộ đội này có lẽ đang bắt đầu xây dựng huyền thoại cho mình chăng?

2. Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên Khoa Sử, Đại học Khoa học Huế, cũng là tác giả của nhiều loạt bài phê phán ông Chính, trong thời gian qua trên báo chí trong nước, cho rằng ông Hoàng Minh Chính sai về phương pháp, cách thức, đường đi và là một người dựa vào ngoại bang [8] .

*


Tôi không mong mỏi và cũng không đủ khả năng trình bày các loại lý thuyết chính trị dân chủ, bởi công việc chính hiện tại của tôi là viết văn và biên khảo độc lập. So sánh phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh và hiện tình phong trào dân chủ ở Việt Nam hiện đại, xin rút ra mấy điều gạch đầu dòng nho nhỏ:

  • Nên phân biệt rạch ròi thể chế chính trị và thể chế văn hóa Việt Nam. Thể chế văn hóa chính là yếu tố quyết định căn tính cho thể chế chính trị. Ví dụ: Huyền thoại Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam bắt nguồn từ đặc thù văn hóa phong kiến tiểu nông [9] . Phan Châu Trinh từng biết rất rõ điều này, cho nên ông chọn con đường đả phá triều đình Nguyễn, vạch ra sự hủ lậu của xã hội và con người Việt Nam, đồng thời kêu gọi hợp tác với thể chế chính trị thực hữu đó là nhà nước bảo hộ Pháp. Một khi đã thành công ở cuộc cách mạng thể chế văn hóa, nâng cao dân trí thì việc thay đổi thể chế chính trị là tất yếu. Một nền tảng dân trí cao, một nền văn minh đô thị mới sản sinh ra nền văn hóa dân chủ. Chính nền văn hóa dân chủ sẽ tạo tiền đề ra đời một nhà nước dân chủ.

  • Thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam là con đẻ của thể chế văn hóa Việt Nam. Phan Châu Trinh đã từng muốn hợp tác với Pháp, kẻ xâm lăng đất nước Việt Nam, dẫn đến việc có ý kiến cho rằng ông hoang tưởng, thậm chí không ít người xuyên tạc sự nghiệp của ông. Như vậy tại sao những người “dân chủ” luôn quảng cáo lòng yêu nước mơ hồ vô bờ bến của mình không thể đặt ra mục tiêu hợp tác và kiên trì đối thoại với Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cùng văn hóa, cùng máu mủ với mình.

  • Không có sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng và các tầng lớp trí thức Việt Nam thì mọi phong trào dân chủ đều chỉ là hình thức và sớm có tang lễ lặng lẽ. Quan tâm lớn nhất của đại bộ phận dân chúng hiện nay là xã hội ổn định để làm ăn. Đó cũng là đặc tính cố hữu của cư dân một nền văn minh nông nghiệp. Bất cứ cá nhân hoặc hội nhóm “dân chủ” nào toan tính gây bất ổn xã hội để đầu cơ chính trị đều không tưởng. Một đường lối và chủ trương nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hóa dân chủ trong hòa bình, ổn định, chắc chắn sẽ gây được thiện cảm của nhân dân. Nếu vì lý do nào đó, có sự nghi ngại và bất hợp tác của Đảng ạông sản Việt Nam thì chính nhu cầu của nhân dân sẽ thúc ép sự hợp tác ấy một cách tự nhiên trong bình đẳng.


Thảo Điền, 17.2.2008

© 2008 talawas
Tuan Huy

17 thg 2, 2008

Reuters : Tang lễ giáo sư Hoàng Minh Chính.




Reuters : Tang lễ giáo sư Hoàng Minh Chính.
1
2
3
4
5
6

Nguồn : Reuters

16 thg 2, 2008

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Michalak về việc ông Hoàng Minh Chính qua đời

Ngày 15/2/2008

Tôi rất buồn khi được tin ông Hoàng Minh Chính qua đời. Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của mình đến gia đình ông. Ông Hoàng Minh Chính là một nhà yêu nước chân chính và là một người Việt Nam tự hào. Tôi đã có vinh hạnh gặp ông tháng 12 năm ngoái và đã có dịp bày tỏ sự kính trọng đối với những nỗ lực trọn đời của ông vì đất nước và nhân dân thân yêu của mình.

Ông Hoàng Minh Chính đã chiến đấu với căn bệnh ung thư, căn bệnh mà cuối cùng đã lấy đi sinh mạng của ông, với phẩm giá và lòng can đảm cũng như khi ông chiến đấu cho quyền của mọi người dân Việt Nam. Là một trong những người lãnh đạo chủ chốt trong cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam, ông đã tiếp tục đấu tranh trong suốt đời mình để tiếng nói của những người dân Việt Nam được lắng nghe. Tôi thực sự hy vọng những di sản ông để lại sẽ tiếp tục được phát huy và là minh chứng cho tình yêu và sự tận tâm bất diệt của Hoàng Minh Chính đối với nhân dân Việt Nam.

Nguồn : ĐSQHK

Một số hình ảnh trong tang lễ GS Hoàng Minh Chính




Hội ái hữ tù nhân chính trị & tôn giáo Việt Nam

hoi tu nhan CTTG

BS Phạm hồng Sơn đại diện Hội ái hữu tù nhân chính trị & tôn giáo Việt Nam


cuu tu nhan CT

Nguyễn Tiến Trung đại diện đảng Dân Chủ Việt Nam
dang DCVN

Đại diện Dân oan tỉnh Lâm Đồng

dan oan LD

LS Bùi Kim Thành, Nguyễn Thanh Nhiên và Nguyễn Tiến Trung

LS BKT-BTN-NTT

Thượng tọa Thích Không Tánh giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất và Nguyễn Tiến Trung

TKT-NTT

Công an cản trở không cho người dân đến viếng lễ tang GS Hoàng Minh Chính
CA can tro

LS Lê Quốc Quân và Nguyễn Tiến Trung
LS LQQ-NTT

Ăn tối tại nhà mẹ LS Lê Thị Công Nhân
nha LS LTCN