13 thg 12, 2007

Trung Quốc Tấn Công Và Tàn Sát Đẩm Máu Hải Quân Nhân Dân Việt Nam Tại Trường Sa Năm 1988




Thu Hiền Tổng Lược.

Vào chiều ngày 13 tháng 3 năm 1988 hai tàu chiến của HQVN từ Đà Nẳng mang số HQ605 đi trước và theo sau là chiếc HQ505 đi về hướng Trường Sa để tiếp tế lương thực cho chiến HQ604 đang đóng quân tại đảo Gạc Ma . Đảo nầy có 4 ghềnh đá nhô lên khỏi mặt nước chừng hai mét, những mặt bằng còn lại của đảo chìm dưới lòng nước khoảng 1-2 mét , có chổ sâu hơn. Dây chỉ là một hòn đảo chiến lược, ngoài ra không trồng trọt được gì trên đảo nầy .

Chiếc HQ604 đã đến neo tại đây trên một tháng không có chuyện gì xảy ra . Theo lệnh của bộ quốc phòng thì Việt Nam sẽ phải cắm cờ để dành chủ quyền ở các đảo nầy . Đảo Gạc Ma được liệt vào danh sách thứ 88 của các đảo thuộc chủ quyền VN . Các Hải Quân VN tới đây với chiến dịch CQ88 (Chủ Quyền 88) .



Hai chiếc HQ605 và HQ505 đến điểm hẹn thì từ phía xa có nhiều chiến hạm Trung Quốc đang tiến lại gần . Thấy không có gì vì đây là hòn đảo của Việt Nam nên nếu có gì xảy ra thì hai bên có thể thương lượng đó là lời của Thiếu Tá Trần Đức Thông cho biết .

Vào lúc 7 giờ sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 1988 , một toán nhỏ của HQVN gồm thiếu úy Trần Văn Phương cùng hai thủy thủ là Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh đang leo lên 4 gành đá cao tìm cách dựng cột cờ thì các chiến hạm Trung Quốc lúc đó đã tới gần đảo . Bốn Tàu chiến Trung Quốc loại trang bị hỏa tiễn bao quanh đảo và hú còi báo động , các thủy thủ của Trung Quốc trông rất dữ tợ, đầu cạo trọc nhảy lên các dàn súng đại liên quay mũi súng chỉa vào lính HQVN . Hai Chiếc Hải Quân Trung Quốc tiến gần sát hơn và chận đường rút lui của hai chiếc HQ605 và HQ505 . Hai chiếc xuồng máy chở 8 lính vũ trang mặc đồ rằn ri của Trung Quốc lao nhanh vào đảo . Thiếu tá Trần Ðức Thông lập tức ra lệnh cho các Thủy Thủ chiến HQ604 lên đảo ứng chiến, bảo vệ cho thiếu úy Trần Văn Phương và hai thủy thủ . Các thủy thủ thuộc HQVN đã dàn súng chung quanh 4 ghềnh cao để bảo vệ , phòng thủ 4 hướng .

Trung quốc thả thêm nhiều Ca Nô loại nhỏ chở hằng trăm lính vũ trang rằn ri khác tràn lên đảo Gạc Ma . Lúc nầy tàu chỉ huy là chiếc HQ604 đã cho phóng loa , nói tiếng Tàu với các bộ đội vũ trang Trung Quốc đang tràn lên bãi " Đây là đảo chủ quyền của VN, yêu cầu các đồng chí thuộc quân đội Nhân Dân Trung Quốc phải rời đảo" "Các đồng chí đã xâm phạm lãnh thổ VN" . Lời nói từ chiếc HQ604 chưa dứt thì Tàu Hải Quân Trung Quốc chiếc 502 khai hỏa đầu tiên . Các cây đại liên trên tàu Trung Quốc đã bắn trực xạ vào thủy thủ VN trên đảo, người đứt tay, người đứt đầu, máu văng tung tóe đỏ lòm nước biển . 3 Chiến hạm Trung Quốc còn lại bất ngờ xã hết dàn hỏa tiễn vào 3 tàu chiến của HQVN bốc cháy nghiêng về một bên , các thủy thủ trên tàu hốt hoảng nhảy xuống nước để thoát thân . Lúc nầy hằng trăm bộ đội Trung Quốc trên Đảo Gạc Ma nã súng bắn tỉa từng người của HQVN đang bơi lỏm ngỏm dưới nước . Những tiếng la kinh hoàng , những thân xác bỗng chốc chìm sâu xuống lòng đại dương , máu đỏ nhuộm nước biển lênh láng khắp nơi .

Thấy thãm sát đã đủ, một số Thủy Thủ HQVN được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù binh và ra lệnh tất cả phải rời đảo vì đây thuộc chủ quyền Trung Quốc. Trên bãi Gạc Ma, 40 người lính HQVN còn lại buông súng đưa cao tay lên đầu trong tư thế đầu hàng . Thượng úy Nguyễn Văn Chương và trung úy Nguyễn Sỹ Minh tổ chức đưa thương binh và những người sống sót về tàu HQ505 . Chiếc HQ505 bị bắn cháy toạc hông phải , sau khi chữa lửa, khói đen còn xông lên ngùn ngụt nằm sát bãi Cô Lin . Số người còn sức, một tay bám thành xuồng,một tay làm mái chèo đưa xuồng lết trên mặt nước để tới bãi Cô lin.

Trung Quốc trao trả 9 tù binh , xác của 64 Thủy Thủ thuộc HQVN vĩnh viễn nằm trong lòng biển khơi ....


Ghi chú quan trọng :

Đất nước VN đang bị mất dần về tay Trung Quốc thì lúc nào người phát ngôn Bộ Ngoại giao CSVN Lê Dũng cũng nhai lại điệp khúc :
"VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."


*** CS Việt Nam sau khi chiếm Miền Nam vào năm 1975 có trên 102 đảo nhỏ thuộc Trường Sa & Hoàng Sa của VNCH để lại .

*** Năm 1988 bị Trung Quốc Chiếm hết còn lại 90 đảo

*** Năm 2007 Việt Nam chỉ còn 21 đảo còn lại thuộc chủ quyền và có khuynh hướng bị Trung Quốc chiếm dần . Đảo Ba Bình vừa bị Đài Loan chiếm năm 2005 là một thí dụ .

15 nhận xét:

  1. Thật đáng buồn khi những chiến sĩ HQVN bị gục ngã trên chủ quyền quê hương lại không được vinh danh rộng rãi. Công lý ở đâu???.
    Xin được thắp một nén nhang cho các Anh
    Chúng ta phải tự hành động không thể trông chờ vào NN này được, non sông này sẽ vào tay TQ nếu chúng ta mãi IM LẶNG

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm mang tới cho người VN những thông tin trung thực và SỰ THẬT.
    Cần phải đòi hỏi chính quyền phải công bố tất cả những gì đã giấu và lừa dối nhân dân VN trong bao năm qua.
    Nếu BT có xảy ra...người VN cũng nên đòi hỏi luôn chính quyền cần phải công bố luôn những vụ ;Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và 11000 km đất biên giới đã cống cho Tàu luôn

    Trả lờiXóa
  3. Kể từ ngày mà đảng gọi là "thống nhất".Xin hỏi những bạn đang yêu cái nhà nước này rằng; Có bao giờ trong LS của nước VN chúng ta có một chính quyền nào mà hèn hạ , bạc nhược như chính quyền hiện nay hay không???
    Người VN đã từng có truyền thống: giặc đến nhà...Vậy mà cái chính quyền này ngay cả cho người dân được thể hiện lòng yêu nước chính đáng mà họ cũng còn đòi bưng bít và lắt léo.Họ đã lừa dối người VN bao nhiêu năm qua.Họ có xứng đáng là những người lãnh đạo đáng để cho các bạn tôn thờ hay không?
    vậy cái chính quyền này là chính quyền gì đây?Người VN đóng thuế nuôi họ để họ làm gì đây?
    Chính miệng họ đã từng nói;NHÂN DÂN LÀM CHỦ TẬP THỂ và họ NHÀ NƯỚC là : ĐẦY TỚ CỦA NHÂN DÂN kia mà.Vậy thì người VN đi biểu tình thể hiện tinh thần yêu nước chính đáng từ nay người VN "CHỦ" không cần phải đi xin phép"đầy tớ" nữa.
    Người VN hãy đoàn kết lại..

    Trả lờiXóa
  4. Nói lại cho rõ, không biết các đảo khác thế nào. Đảo Ba Đình (đảo lớn nhất và duy nhất có thể sinh sống được) hiện nay do Đài Loan chiếm giữ sau trận chiến với ...philipin.
    Trích :"Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận, vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines và sự phản ứng quốc tế nhanh chóng xảy ra. Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan đưa ra phản kháng chính thức (Hà Lan có liên quan vì họ coi quần đảo Trường Sa là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan) và Đài Loan đã gửi lực lượng hải quân tới chiếm các đảo và lập một căn cứ ở đảo Ba Bình, và họ vẫn giữ tới tận ngày nay.
    Tomas Cloma và Philippines tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo; tháng 10 năm 1956 Cloma tới Thành phố New York để trình bày sự việc trước Liên hiệp quốc và Philippines đã cho đóng quân trên ba đảo từ năm 1968 để bảo vệ các công dân Kalayaan. Đầu năm 1971 Philippines gửi một lưu ý ngoại giao nhân danh Cloma tới Đài Bắc yêu cầu Cộng hoà Trung Hoa rút quân khỏi đảo Ba Bình và ngày 10 tháng 7 cùng năm Ferdianand Marcos thông báo sự sáp nhập nhóm 53 hòn đảo mà họ gọi là Kalayaan, mặc dù cả Cloma và Marcoss không chỉ rõ 53 đảo nào tạo thành Kalayaan, người Philippines bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở càng nhiều nơi càng tốt. Tháng 4 năm 1972 Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một poblacion (khu vực nhỏ), với Tomas Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực và tới năm 1992 có 12 cử tri được đăng ký ở Kalayaan. Philippines cũng liên tục cố gắng đổ quân xuống đảo Ba Bình năm 1977 để chiếm đảo nhưng bị quân đội Cộng hoà Trung Quốc đóng trên đảo đẩy lùi. Không có báo cáo về thương vong trong xung đột. Năm 2005, một trạm điện thoại di động được lắp đặt ở đảo Pagasa bởi Smart Communications của Philippines.
    Người Philippines đưa ra res nullius và địa lý làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình. Cái cho rằng Kalayaan của Philippines là res nullius bởi vì không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930, khi người Pháp và sau đó là người Nhật chiếm đảo. Khi Nhật Bản tuyên bố rút lui chủ quyền đối với các đảo trong Hiệp ước Hoà bình San Francisco, đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo mà không có bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, người Philippines cho rằng quần đảo trở thành res nullius và có thể được sáp nhập. Nhà kinh doanh người Philippines Tomas Cloma đã làm đúng điều đó vào năm 1956 và trong khi Philippines không bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Cloma, trong lúc chuyển giao chủ quyền đảo từ Cloma sang Philippines, người Philippines sử dụng đúng quyền tuyên bố chủ quyền như Cloma đã từng làm. Philippines yêu cầu Kalayaan về các căn cứ địa lý có thể tóm tắt bằng cách khẳng định rằng Kalayaan là riêng biệt khỏi các nhóm đảo khác ở Biển Đông bởi vì:
    "Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học coi một dãy các đảo có tên thuộc về đảo lớn nhất trong nhóm hay có tên dựa theo sự tập hợp chung. Ghi chú rằng Trường Sa (đảo) chỉ có diện tích 13 hectare so với diện tích 22 hectare của đảo Pagasa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa cách quần đảo Pagasa 210 m. Điều này nhấn mạnh lý lẽ rằng chúng không phải là phần của cùng một dãy đảo. Quần đảo Hoàng Sa còn ở xa hơn (34.5 km tây bắc đảo Pagasa) rõ ràng là một nhóm đảo khác."
    Một lý lẽ thứ hai được Philippines sử dụng liên quan tới tuyên bố chủ quyền địa lý của họ đối với Trường Sa là những đảo thuộc phần tuyên bố chủ quyền của Philippines nằm bên trong đường căn bản quần đảo của họ, họ là nước duy nhất có thể tuyên bố như vậy. Hội nghị Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 nói rằng các nước bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm biển tài phán từ biên giới đất liền của mình. "

    Trả lờiXóa
  5. Chú ý thêm : hình như đảo Ba Bình hiện nay Hà Lan cũng đòi hỏi gì đó
    (Hà Lan có liên quan vì họ coi quần đảo Trường Sa là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan).
    Em không biết năm 2005, Việt Nam bị Trung Cộng chiếm đảo Ba Bình như thế nào, chứ theo sử sách thì Đài Loan (Cộng Hòa Trung Hoa) đã đánh nhau dữ dội để dành đảo này. Bên này đều nói là bên kia xâm lược. Hành động này đi cùng với sự kiện philipin sát nhập 53 hòn đảo Trường Sa vào lãnh thổ của họ, trích :"Đầu năm 1971 Philippines gửi một lưu ý ngoại giao nhân danh Cloma tới Đài Bắc yêu cầu Cộng hoà Trung Hoa rút quân khỏi đảo Ba Bình và ngày 10 tháng 7 cùng năm Ferdianand Marcos thông báo sự sáp nhập nhóm 53 hòn đảo mà họ gọi là Kalayaan, mặc dù cả Cloma và Marcoss không chỉ rõ 53 đảo nào tạo thành Kalayaan, người Philippines bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở càng nhiều nơi càng tốt. Tháng 4 năm 1972 Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một poblacion (khu vực nhỏ), với Tomas Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực và tới năm 1992 có 12 cử tri được đăng ký ở Kalayaan. Philippines cũng liên tục cố gắng đổ quân xuống đảo Ba Bình năm 1977 để chiếm đảo nhưng bị quân đội Cộng hoà Trung Quốc đóng trên đảo đẩy lùi."

    Trả lờiXóa
  6. đọc mà thấy đau xót quá!!! Dân không được biết gì hết, chắc là toàn bộ các đảo của VN đã và sẽ vào tay TQ thôi. Dân phải được biết sự thật.

    Trả lờiXóa
  7. còn có 21 đảo thì cho nó luôn đi cho rồi, đánh nhau làm chi cho mệt. Lịch sử sẽ ghi lại chuyện này !!!

    Trả lờiXóa
  8. Tiếu lâm về bác Lê Dũng và chủ kuyền
    1. Đảo Trường Sa và lính Trung Quốc: Năm 2007, Lê Dũng nói: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...
    2. Đảo Phú Quốc: Năm 2017, Lê Dũng nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Côn đảo, Phú quốc...
    3. Hình Chùa Một Cột: Năm 2027, Lê Dũng nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hà nội...
    4. Đêm Đại Nội, Huế: Năm 2037, Lê Dũng nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Huế...
    5. Sài Gòn: Năm 2047, Lê Dũng nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Sài Gòn...
    6. Việt Nam: Năm 2050: hồn ma Lê Dũng nói - bằng tiếng Quan Thoại - Piệt Nam có tầy đủ pằng chứng lịch sử và cơ sở páp lý để khẳng định chủ kuyền của Piệt Nam đối với toàn vẹn lãnh thổ Piệt Nam...

    Trả lờiXóa
  9. KHÔNG CHO DÂN CHÚNG, THANH NIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH, XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH VÀ TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI TRUNG CỘNG. CHÚNG TA SẼ CÒN MẤT NHIỀU HƠN NỮA ĐÓ CÁC BẠN ƠI.TRUNG CỘNG NÓ COI THÁI ĐỘ CỦA CHINH QUYỀN CSVN ĐỂ LẤN TỚI HÒAI ĐÓ.

    Trả lờiXóa
  10. Jos. Nguyễn Giáo Dânlúc 02:59 13 tháng 12, 2007

    Đọc bài trên lại cảm thấy uất hận, Giặc Tàu luôn độc ác và chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng từ tấc đất của VN ta, chúng ta chỉ còn biết tự cứu lấy nước nhà, không thể trông chờ vào chính quyền bạc nhược. Biểu tình là hành động phản kháng đầu tiên của TN VN yêu nước, tôi ủng hộ phong trào này, ngay cả khi đất nước lâm nguy buộc phải cầm súng để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền trên hai quần Đảo HS và TS. Thà chết mà không hổ thẹn với tiền nhân, với các thế hệ chiến binh anh dũng đã xả thân cho đất nước, bây giờ là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

    Trả lờiXóa
  11. Đau đớn quá! anh ơi.

    Trả lờiXóa
  12. thuc su bay h khong biet phai lam gi de giup dc cho nuoc nha roi, tat ca deu bi dan ap

    Trả lờiXóa
  13. Đảo ba bình bị đài loan chiếm từ năm 1949

    Trả lờiXóa