15 thg 12, 2007

Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN




Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN
06:45' 08/12/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) – Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước VN đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

>> HĐND Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa là huyện trực thuộc TP
>> Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO
Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO
Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Điều đáng nói là, vào thời điểm này, giữa lúc hai nước Việt-Trung đã xác lập được những quan hệ hữu nghị, hợp tác trên những nguyên tắc của "16 chữ vàng” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thì việc Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đáng để chúng ta phải nhắc lại những bằng chứng và bài học lịch sử!

  • Dương Trung Quốc

Nguồn : ViệtnamNet

3 nhận xét:

  1. Bieu tinh chong Trung Quoc la phan dong, khong theo lo*`i Ho Chi Minh day.
    “Hồ Chí Minh chưa bao giờ có tư tưởng chống lại Trung Quốc trong suốt thời kỳ làm cách mạng mà còn ký những văn kiện tương nhượng đất đai và quyền hạng cho người Trung Quốc cùng với Phạm Văn Đồng. HCM luôn kính trọng, tôn thờ người Trung Quốc và thừa nhận sự bảo hộ Trung Quốc một cách rõ ràng và dứt khoát. Ông luôn xem Trung Quốc như một người chủ…
    Các bạn đừng chối từ một sự thật, nếu các bạn cố lờ đi hay chối từ những sự thật, thì hóa ra các bạn chối từ quả đất đang quay vậy.”
    http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=4e4b4e62d6fd56d4aa132191ca34ca2e

    Trả lờiXóa
  2. Bất cứ một nhà cầm quyền nào trong vị trí tàu cộng lúc ấy đều phải hiểu rằng, không thể chờ cho Việt cộng chiếm xong miền nam rồi mới lấy Hoàng sa, vì lẽ:
    1-Cái mặt nạ "giải phóng, độc lập" là điều Việt cộng cần duy trì trong một thời gian để "ổn định" tình hình... Một hành động "bàn giao" hay võ trang "tấn công" HS ngay sau khi "giải phóng" là một hành động rất không nên làm, sẽ sớm để lộ bản mặt việt gian bán nuớc của Việt cộng & Hồ chí Minh.
    2-Tấn công lấn chiếm HS ngay sau khi VC vừa chiếm trọn vẹn VN sẽ có những khó khăn, khó ăn nói về phía Tàu cộng cũng như về phía Việt cộng trên phuong diện gọi là "tình đồng chi" lúc ấy.
    3-Tấn công lấn chiếm HS sau khi VC đã diễn tuồng "giải phóng" có thể gây nên khó khăn về pháp lý, vì lúc ấy HS có thể đã đuọc coi chính thức là của Viêt cộng, Việt cộng có thể dễ dàng claim chủ quyền trên HS, không như bây giờ, muốn claim chủ quyền HS, Việt cộng phải muối mặt nhìn nhận VNCVH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Việt cộng phải nhìn nhận Việt cộng là hậu thân của VNCH mặc dầu Việt cộng chiếm đoạt VNCH bằng vũ lực (*)
    4-Không chừng chính là Việt cộng đã yêu cầu Tàu cộng sớm thực hiện cái "deal" Hoàng sa, đem quân chiếm đóng HS truớc khi Việt cộng "giải phóng" VNCH. Như vậy sẽ tránh đuọc sự khó xử cho Việt cộng, tránh cho VC khỏi phải trả lời công luận về sự im lặng của VC (dù sau khi đã chiếm trọn vẹn VNCH) truớc hành động của Tàu cộng chiếm đóng HS (sau 30-4-1975), tránh cho Việt cộng khỏi bị lộ diện phản quốc quá sớm. Mặt khác để Việt cộng, gian dối với nhân dân VN, có thể đổ lỗi cho VNCH là VNCH đã thua trận để mất HS chứ VC không phải là Hồ VC và PV Đồng đã bán HS cho tàu cộng.
    Do đó cách tốt nhất là lợi dụng tình trạng suy sụp của VNCH vì bị Việt cộng đâm sau lưng, Tàu cộng phải thực hiện ngay cái "deal" Hoàng sa, đặt mọi việc trong tình trạng "sự đã rồi", truớc khi Việt cộng kịp chiếm đoạt trọn vẹn VNCH.
    (*)(Có những tên theo đuôi VC, tô hồng VC bằng cách bài bác cuộc chiến đấu của VNCH, bằng những lời lẽ ngu xuẩn đần độn, thay vì, như VC đang rất muốn chịu nhục, sẵn sàng vinh danh, công nhận cuộc chiến đấu của VNCH như là một bằng chứng hùng hồn cho thấy Việt nam mà Việt cộng là hậu thân, có chủ quyền rtrên HS, đã thực thi chủ quyền của Việt nam trên HS.
    Có những tên theo đuôi VC, tô hồng VC, vu cáo VNCH, chỉ với mục đích là đổ lỗi cho VNCH, cho là vì VNCH thua trận mà mất HS chứ không phải Hồ Việt cộng và Phạm văn Đồng bán nuớc, thay vì nói rằng, như bao nhiêu độc giả đã cố gắng dạy dỗ chúng,"một sự chiếm đóng bằng quân sự trên một vùng lãnh thổ không mang lại chủ quyền trên lãnh thổ ấy" lại đần độn, ngu xuẩn cho rằng TC đã chiếm đuọc HS, dù chỉ bằng quân sự, tức là HS đã thuộc về Tàu cộng!)

    Trả lờiXóa
  3. nam 1988 khi nghe tin Bo doi VN ta bi TQ ha sat da man o Quan Dao Truong SA toi va mot nguoi ban da sang tac mot bai hat ve su kien nay. hom nay post len cho moi nguoi cung doc.
    Trường Sa, mảnh đất ngàn năm của Việt Nam
    Hoàng sa mãi mãi là mảnh đất của ta.
    Quân bành trướng xâm lăng, chúng bay hãy nghe đây :
    Một người Việt nằm xuống máu hận trào muôn tim
    Quân diều hâu chúng bay hãy nghe đây :
    Một người Việt nằm xuống là hàng ngàn người khác vùng lên
    Không ! Không ! Không ! không được đụng đến Trường Sa Trường Sa ! Không ! không được đụng đến Hoang Sa Hoàng Sa.
    Quân bành trướng khát máu, cút ra khỏi VN ngay.
    Quân bành trướng hiếu chiến, cut ra khoi VN ngay.
    Cut ngay ! cut ngay ! cut ngay.
    Thêm một bài nữa này :
    Bọn bành trướng cầm quyền Phương Bắc.
    Chúng hung hăng đe dọa khắp thế gian,
    bầy hiếu chiến gây xương tan và máu đổ
    Khắp muôn phưong quỳ dưới gót bạo tàn.
    Bọn bành trướng là loài thú dữ
    Bốn ngàn năm Tần, Hán , Minh, Thanh..
    Ỷ người đông chúng dày xéo dân mình.
    Nay con cháu của Nước Nam đứng dậy,
    mang dòng máu của anh hùng Lê lợi, Quang Trung..
    Cả nước ta vang tiếng nhạc oai hùng,
    Cả nước ta quyết diệt quân xâm lược.
    Hết

    Trả lờiXóa