29 thg 1, 2008

Thư gởi các nhà báo





HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT


Người Sài Gòn

(Nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008)

Gửi các nhà báo Việt Nam,

Tôi là một trong hàng triệu độc giả báo chí, hàng ngày vẫn tìm đến các phương tiện thông tin như đến với một người bạn đường đáng tin cậy và thân thiết.

Tôi cũng là một Kitô hữu. Như mọi anh em đồng đạo, hàng ngày tôi vẫn đọc và suy gẫm Lời Chúa- Lời của Sự Thật và Sự Sống Đời Đời- đồng thời đọc những lời của đời sống do báo chí và văn chương đem lại.

Nhờ lời của đời sống, tôi nhận biết cuộc đời đang cần những gì từ Lời của Sự Thật và Sự Sống.

Bởi vậy, tôi viết thư này gửi các nhà báo VN, những con người đang mang trọng trách nói thật mọi sự thật đang diễn ra trong đời sống con người hiện nay. Nói thật mọi sự thật và đưa thông tin nhanh chóng đến công chúng, đặng mọi người được thông hiểu mọi sự kiện đang diễn ra trên đất nước ta và thế giới. Đó là thiên chức của mọi nhà báo- báo chữ, báo hình, báo tiếng.

Nhà báo, người nói Lời của Đời, nên tôi rất kính trọng và tin tưởng.

Tuy nhiên qua nhiều sự kiện, vụ việc, lòng tin tưởng của tôi vào giới công chức-nhà báo (tôi muốn nói về các nhà báo ăn lương Nhà nước, để phân biệt với các nhà báo tự do, không do Nhà nước quản lý) đã giảm sút nghiêm trọng, nhất là qua những biến cố của hơn một tháng qua. Nào sự kiện thanh niên Hà Nội và TP HCM biểu tình, phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Và đặc biệt, sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Trước những sự kiện mà tin tức loang ra rất nhanh trên cả nước và khắp thế giới, tất cả mọi tờ báo và các đài phát thanh-truyền hình nước ta đều im hơi lặng tiếng.

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” ở đâu trong đời sống nhân dân?

Câu hỏi này có lẽ xúc phạm đến nhà báo.

Mà thật là xúc phạm, khi vẫn biết hàng ngày mọi phóng viên đều tỏa đi các nơi thu thập tin tức, viết bài, đưa tin, hướng dẫn dư luận. Đó là công việc đã được ấn định cho một nhà báo. Cho nên không thể không có bài đăng báo. Muốn có bài thì phải đi thực tế. Bởi vậy đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân có lẽ đã xúc phạm đến ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần chấp hành mệnh lệnh công tác của viên chức - nhà báo.

Bởi vì các nhà báo cũng còn là công chức Nhà nước.

Người công chức được Nhà nước trả lương để thực thi nhiệm vụ quốc gia nên phải làm tròn chức trách. Chức trách của nhà báo là thông tin cho đại chúng về đời sống của đất nước, nên đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân thì vừa xâm hại uy tín nhà báo đồng thời gây tổn hại thanh danh Nhà nước, người bổ nhiệm nhà báo vào chức trách phản ánh đời sống nhân dân.

Nhưng tôi không thể không đặt câu hỏi, vì trong những sự kiện vừa nêu, đã không thấy có bất kỳ sự phản ánh nào của một nhà báo được Nhà nước trả lương bằng thuế của nhân dân đóng góp.

Như vậy, hoặc nhà báo không chu toàn nhiệm vụ, hoặc Nhà nước thiếu kiểm tra đôn đốc nhà báo đi làm nhiệm vụ, không được bê trễ.

Điều đó có nghĩa là, hoặc nhà báo không đi thực tế - nếu vậy Nhà nước thiếu bổn phận đôn đốc, hoặc có đi thực tế, nắm bắt sự kiện, nhưng không viết bài, đưa tin – nếu vậy, Nhà nước chưa huấn luyện nhận thức, kỹ năng, sự nhạy bén để người phóng viên có đủ năng lực phản ánh đời sống.

Nếu loại trừ hai giả thiết trên, thì chỉ còn khả năng nhà báo có đi thực tế, nắm bắt tình hình rõ rệt, đầy đủ, nhưng nếu đưa tin về nhân dân thì bất lợi cho nhà nước, nhất là trong trường hợp sự kiện đang diễn ra hàm chứa mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, có xung đột giữa quyền lợi của nhân dân và sự đáp ứng của Nhà nước.

Như vậy đặt câu hỏi nhà báo ở đâu trong đời sống nhân dân, cũng chính là tra vấn nhà báo: “đồng chí đứng về phía nhân dân hay nhà nước?”.

Câu hỏi càng quyết liệt hơn nếu nhìn lại sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Không một tờ báo nào đưa tin, dù chỉ một dòng ngắn ngủi.

Thế mà cả thế giới đều biết diễn biến của sự việc kéo dài suốt từ đêm 18-12-2007, đến nay đã hơn 5 tuần.

Nếu cho rằng những giáo dân đang tụ tập cầu nguyện bất hợp pháp kia không phải/không còn là nhân dân nữa, thì chí ít cũng phải đưa vào loại tin “vụ án”, “hình sự” như các báo đã từng làm, và làm rất có nghề, về các loại tội phạm.

Vậy mà, các báo đều im hơi lặng tiếng.

Một “sự im lặng đáng sợ”.

Sự im lặng này cho thấy Nhà nước rất cân nhắc lợi hại trong các tin do nhà báo đưa. Nhà báo đưa tin phải có lợi cho Nhà nước, đó chính là yêu cầu và ưu tiên số một của Nhà nước đối với nhà báo. Nhược bằng bất lợi, có hại thì phải ngưng ngay.

Lợi ích của Nhà nước, nói một cách chính xác là lợi ích của nhà cầm quyền, nói rõ ràng hơn là của giai cấp thống trị, phải được đưa lên hàng đầu.

Còn sự thật đời sống thì không phải là điều cần bận tâm.

Vì thế, hỡi các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan ngôn luận của Nhà nước, hãy xác định cho rõ chức trách của mình:

- nhà báo là người cầm bút phản ánh đời sống?

- nhà báo là người cầm bút viết theo chỉ đạo có lợi cho nhà cầm quyền/ giai cấp thống trị?

Tất nhiên các vị sẽ trả lời dõng dạc: Tôi viết theo luơng tâm. Tôi nhận lệnh từ trái tim. Tôi chỉ có một sự vâng phục duy nhất trước tiếng nói của sự thật.

Nhưng thưa quý vị,

Lương tâm ở đâu, khi quý vị đều thấy rõ- nếu có mặt tại hiện trường, hoặc sẽ khó mà ngờ vực- nếu xem những phút phim quay nóng tại chỗ cảnh giáo dân cầu nguyện trong ôn hòa và cảnh bảo vệ/nhân viên an ninh rượt đánh người. Vậy mà ngòi bút của những nhà báo ANTĐ, HNM, PT-TH HN lẽ nào lại viết hoàn toàn ngược lại.

Trái tim ở đâu, khi quý vị chỉ biết “rung động” trước mệnh lệnh của thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo thành phố, còn làm ngơ hoặc không thèm đếm xỉa đến đối tượng còn lại- giáo dân đang cầu nguyện, giáo sĩ đang thỉnh cầu.

Sự thật ở đâu, khi quý vị chỉ nhìn từ một phía- phía của người có quyền, còn nửa kia của sự thật- phía của giáo dân Hà Nội, quý vị đã đối xử với nó như thế nào qua các bài đăng tải ngày 26-1-2008?

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” đã tiếp cận đời sống như thế nào?

Tôi chỉ là một người đọc báo, không được đào tạo và không làm nghề báo. Nhưng khi nhìn lại mình đã đọc báo như thế nào, cần gì trong những bài báo, tôi đã hình dung công việc của người viết báo.

Đó là người sống gắn với đời, mong muốn thông tin về đời cho bạn đọc, cố gắng tìm hiểu cuộc đời từ nhiều hướng tiếp cận, cốt sao ghi lại trung thực những tin tức nóng hổi của đời sống với những diễn biến đúng thực tế…

Những diễn biến xung quanh sự kiện giáo dân yêu cầu nhà đương cục hoàn trả đất Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội đã cho thấy có ba khía cạnh phải đưa tin:

- Quá trình Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đệ đạt nguyện vọng.

- Quá trình giáo dân bày tỏ quan điểm và ước nguyện được nhận lại đất đã bị chiếm bằng việc cầu nguyện bền bỉ trong ôn hòa.

- Quá trình chính quyền Hà Nội xem xét nguyện vọng của giáo dân và hàng giáo phẩm.

Thế mà các nhà báo đưa tin đã chỉ làm một việc mà bất kỳ học sinh tiểu học nào cũng có thể làm trong 60 phút: sao chép công văn của UBND TP Hà Nội gửi Tòa TGM Hà Nội. Nếu có gia công cho đúng mẫu văn bản báo chí, ra vẻ làm báo, theo thể thức một bài báo, cho có sự khác biệt với văn bản hành chánh-công vụ, thì chỉ cần thêm vài tiểu tiết- như mấy ngày qua có báo đã làm- ví dụ: Theo nguồn tin riêng của báo…

Đến đây có thể thấy nghiệp vụ báo chí của các phóng viên ăn lương Nhà nước thực thi triệt để mẫu hình thống nhất của thể chế công vụ:

- sự thống nhất về ý chí, tinh thần và hình thức thể hiện của các cơ quan Nhà nước- ở đây là cơ quan chính quyền Hà Nội và cơ quan báo chí (một bên viết công văn, bên kia sao lại làm bài báo).

- sự thống nhất về mục tiêu: mọi cơ quan Nhà nước phải chăm lo bảo vệ và củng cố quyền lực chính trị (do đó báo chí- một cơ quan nhà nước- phải nhất mực bảo vệ mọi ý kiến, quan điểm, quyết định của nhà cầm quyền, không thể thông tin nhiều chiều, không thể phản biện Nhà nước nếu có xuất hiện sự mâu thuẫn, xung đột, dị biệt giữa Nhà nước/kẻ cầm quyền và các bộ phận khác trong cơ cấu xã hội).

Như vậy con đường tiếp cận với các nguồn tin đều xuất phát từ ý muốn của lãnh đạo, kẻ cầm quyền. Không thể đưa tin nếu tin sẽ đưa chưa đúng ý hoặc không hài lòng lãnh đạo. Không thể viết bài nếu lãnh đạo chưa bật đèn xanh.

Báo không thể có quan điểm riêng khi lãnh đạo đã phát biểu, đặc biệt đối với những vấn đề “nhạy cảm” như tôn giáo. Đề tài tôn giáo bấy lâu nay được mặc nhiên xếp vào loại “cấm kỵ”, không có chỗ thảo luận, phản biện. Nhà cầm quyền giành cho mình quyền phát biểu và ý kiến của họ được coi là chân lý, không thể nói khác, không thể đảo ngược. Sự có mặt trên diễn đàn tôn giáo của các nhà nghiên cứu, hoạt động đoàn thể (Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo…) chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, trang trí cho có vẻ tự do.

Tính chất độc tài và thủ tiêu tự do ngôn luận được lộ rõ trong trường hợp này.

Làm sao các báo ở thủ đô có thể nói khác quan điểm với bà Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề đất đai và về những việc khác của Công giáo Hà Nội?!

Dù chỉ là một bà phó chủ tịch của một địa phương nhưng cũng đủ uy quyền có thể sai khiến cả một đội quân cầm bút đang chịu sự quản lý của Nhà nước địa phương.

Tuy nhiên tôi vẫn giữ lòng tin vào “thiên lương” của các nhà báo chân chính.

Bởi vì, trong bao nhiêu năm tháng phải sống và viết trong một điều kiện và hoàn cảnh mất tự do, chịu sự lãnh đạo, kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo, nhiều tờ báo và không ít ngòi bút đã dũng cảm đương đầu với bạo quyền, đã khôn ngoan và đầy biến báo linh hoạt, đã rất mưu lược khi tìm cách viết bài, đưa tin, phanh phui nhiều sự việc động trời, khơi lên cho độc giả khát vọng sự thật, nuôi dưỡng niềm tin vào công lý của nhân dân. Tôi thực lòng tri ân các nhà báo can trường và tài giỏi này.

Chính các vị, những nhà báo can trường, đã cho thấy một sự thật hiển nhiên: khi đã được tình yêu và lòng tin vào Sự thật và Công lý thúc đẩy, thì không gì có thể bẻ cong ngòi bút, không sức mạnh nào có thể làm cho sự thật bị xuyên tạc trong những dòng chữ mạnh mẽ của nhà báo.

Do đó, thưa các công chức làm báo, mỗi khi cầm bút, ngồi trước trang giấy trắng/màn hình còn trống trơn, các vị hãy nhìn ngòi bút/bàn phím của mình. Ngòi bút không thẳng khi người cầm bút chưa thể nhìn thẳng. Bàn phím không ngay hàng thẳng lối khi tư tưởng, ý nghĩ còn nhuốm nỗi sợ kẻ quyền uy.

Các vị cũng đừng quên, bao lâu chưa thể làm nhà báo tự do, còn phải nhận lương từ ngân sách Nhà nước, sống thân phận công chức, các vị chớ quên đồng tiền trả lương cho mình là từ tiền đóng thuế của nhân dân. Hãy làm việc, viết lách cho xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, đừng thêm rồng vẽ rắn vào bài viết cho đẹp lòng lãnh đạo.

Đến đây, tôi nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu quá cố. Năm xưa, lúc sinh thời, nhà văn viết một bài báo lẫy lừng, đánh dấu sự khởi đầu của thời kì đổi mới văn học cũng đồng thời đổi mới đất nước. Nhan đề của bài báo là:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN VĂN NGHỆ MINH HỌA.

Xin mượn ý và chữ nghĩa của Nguyễn Minh Châu để nói với những nhà báo chân chính và cả những nhà báo chưa thể sống chân chính của nước ta, nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008, rằng:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT

Nguồn : DCCTVN

21 nhận xét:

  1. @Dragon: mà bây giờ có những tên đem bán đi và cho tiền vào nhà băng riêng ở xứ người

    Trả lờiXóa
  2. bà mẹ tụi bây đất này là của chùa Báo Thiên mà cứ bô bô cái mồn lên đòi...vừa ăn cướp vừa la làng hả

    Trả lờiXóa
  3. Điếu Cày thật nhục nhã cho một người làm cựu chiến binh, ông o xứng đáng !
    Ông có rảnh thì đi lo cho mấy cái bất động sản của ông đi: Trần Quốc Toản, Phạm Ngọc Thạch...ông nên nhớ rằng tiền ông có được là do bọn phản động hải ngoại cung cấp đấy nhé ! NÊN ÔNG PHẢI LÀM CÁI GÌ ĐÓ ĐỂ XIN TIỀN !!! cOI CHỪNG CẢ GIA ĐÌNH ÔNG NHÉ

    Trả lờiXóa
  4. @CK: xấu khoe tốt che hỉ ;)) hay là cũng chẳng có gì để che?

    Trả lờiXóa
  5. Nhà báo cũng là người, họ chỉ lo manh áo, nồi cơm của mình thôi bác ạ
    từ lâu ở đất nước này đã vậy, người ta muốn có ăn thì phải tự thủ tiêu cái tôi & chính kiến của mình sau đó cúc cung cái thái độ an phận
    @Chi Kiet:nhìn cái acc thì riêng về khoản đường đường chính chính phát ngôn thì anh thua bác Điều Kày rồi đấy.đã bao h tự hỏi lời nói khi phát ngôn nó phơi bày bản chất của mình ra ko?!

    Trả lờiXóa
  6. Bên blog Bố cu hưng nói đất này có nguồn gốc Phật giáo......anh xem lại đúng kô?

    Trả lờiXóa
  7. đây là địa chỉ bài viết http://blog.360.yahoo.com/blog-8lS.UvQ_c6do9gs8MdbNxve0T5mN

    Trả lờiXóa
  8. Dragon: ha ha ha

    Trả lờiXóa
  9. Một bài viết hay và đúng về đội ngũ báo chí VN hiện nay!
    Tớ rất thích đoạn này:"Bởi vì, trong bao nhiêu năm tháng phải sống và viết trong một điều kiện và hoàn cảnh mất tự do, chịu sự lãnh đạo, kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo, nhiều tờ báo và không ít ngòi bút đã dũng cảm đương đầu với bạo quyền, đã khôn ngoan và đầy biến báo linh hoạt, đã rất mưu lược khi tìm cách viết bài, đưa tin, phanh phui nhiều sự việc động trời, khơi lên cho độc giả khát vọng sự thật, nuôi dưỡng niềm tin vào công lý của nhân dân"
    Xin đươc cám ơn tác giả bài viết!

    Trả lờiXóa
  10. HuỳnhCôngThuậnlúc 00:57 29 tháng 1, 2008

    Bên blog Bố cu hưng nói đất này có nguồn gốc Phật giáo......
    xin mạn phép trả lời là nguồn gốc thật sự là của trung quốc nếu tình vào thời trước nhà Lê tức lúc nhà Minh hay xa xưa nữa cũng là của của giao chỉ quận thuộc trung quốc hoặc là thuộc nước Âu Lạc gì gì đó... - vì vậy các vấn đềliên quan đến pháp lý phải nói trên bình diện pháp lý với chứng cứ hộp pháp chứ không thể tùy tiện suy diễn được.

    Trả lờiXóa
  11. to Huỳnh:bạn nói thế là sai rồi...Đây là đất của người Việt bị Trung Quốc đô hộ, cha ông ta phải trả bằng xương máu để giành lại...

    Trả lờiXóa
  12. Từ khi có Bác và đảng thì xã hội VN trở lại thời 'chiếm hữu nô lệ,' vì bổng dưng xuất hiện nhiều loại nô dịch. Lúc xưa những ngôi sao thi ca như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh vvv...bổng hoá ra thành Thi Nô. Còn văn sĩ như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan vvv...cong lưng thành Văn Nô. Ngoài ra còn có Kịch Nô, Báo Nô, Nhạc Nô, Vũ Nô.....kể không hết. Bứơc vào thời đại văn minh hôm nay ngỡ rằng những tên nô dich sẽ bớt di, nào ngờ lại xuất hiện thêm Blog Nô, Paltalk Nô.......Ai có biết thêm loại nô dịch gì nữa trong bộ máy nhà nước nói cho tôi biết với. Cám ơn!

    Trả lờiXóa
  13. Hà hà văn nô, báo nô và cả bờ-nóc nô, hà hà... nói như 1 số ..nô ở đây thì VN nên trả miền nam VN lại cho Cam Bốt hả, vì là đất cũ của Cam Bốt mà

    Trả lờiXóa
  14. hay qúa hay quá, Công Gíao đã kết hợp với thực dân xâm chiếm các quốc gia nghèo
    Kết nhất câu này:
    Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh; khi chúng tôi mở mắt ra, họ có đất, còn chúng tôi có cuốn thánh kinh."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng đi nước nào là cướp đất nươc đó , nhiêu gấp triệu lần CSVN .

      Xóa
  15. Người công giáo thích cầu nguyện. Ngày xưa khi họ đến Phi châu, họ cũng cầu nguyện, họ đưa cuốn thánh kinh và chỉ cho người địa phương nhắm mắt cầu nguyện, để đến khi người địa phương mở mắt ra thì đất của họ đã mất. Chính vì thế mà tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu từng nói một câu nổi tiếng: "Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh; khi chúng tôi mở mắt ra, họ có đất, còn chúng tôi có cuốn thánh kinh."
    Cầu nguyện của người công giáo, nhất là công giáo đi theo họng súng của thực dân, buồn thay, không phải vì mục tiêu hòa bình hay an sinh, mà vì những mục tiêu khác, kể cả chiếm đất.
    Bây giờ, vẫn chiêu bài “cầu nguyện” đó, họ tụ tập trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội để làm loạn. Ban đầu họ tụ tập, đốt đèn cầy, mặc áo trắng (giống như đi đám ma trong nhà thờ), lâm râm khấn nguyện những điều mà tôi chắc là chẳng ai hiểu. Khi thấy chính quyền không làm gì ngăn chận, họ tiến lên một bước nữa: bạo loạn và phá hoại. Họ đem theo kềm, búa, trèo qua cổng, đập phá tài sản và gây hấn với nhân viên bảo vệ. Đây là một sự quấy rối trị an có ý đồ và tổ chức, vì nó được sự chỉ đạo của ông Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục công giáo ở Hà Nội. Chính ông Kiệt nói ông là người chỉ đạo và xúi dục giáo dân làm loạn như thế với giới phóng viên.
    Một chút lịch sử
    Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông trong Hội đồng giám mục của ông muốn đòi lại tòa nhà Khâm Sứ mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của giáo hội công giáo. Nhưng sự thật đằng sau sự sở hữu tòa nhà này không đơn giản như thế. Hội đồng giám mục chưa bao giờ là sở hữu chủ của khu đất này. Do đó, yêu sách của họ hoàn toàn vô lý. Yêu sách của họ còn khơi dậy một vết thương lịch sử mà không một người dân Việt nào có thể quên được; đó là công giáo đã theo chân hay dẫn đường hay hỗ trợ tinh thần cho bọn thực dân Pháp vào cai trị nước ta, và đã gieo rắt không biết bao nhiêu thảm trạng cho Việt Nam.
    Những khổ nạn của Việt Nam trong thời gian qua mà hệ quả của nó vẫn còn hiển nhiên đến ngày nay một phần lớn có sự tiếp tay của công giáo. Công giáo vào Việt Nam gây chi rẽ dân tộc thành “lương” và “giáo”. Công giáo dựa thế lực của thực dân để làm mưa làm gió trong chính quyền và ảnh hưởng xã hội, kể cả cướp đất từ các chùa lớn. Hãy nhìn xem ở miền Nam những nhà thờ to đùng nằm ngay trung tâm thành phố, và sự có mặt của chúng đều do cướp của mà ra. Phài đau lòng mà ghi nhận một thực tế lịch sử như thế. Đất chung quanh tòa nhà Khâm Sứ cũng không phải là ngoại lệ.
    Sách sử còn ghi rành rành rằng trước năm 1883 toàn bộ khu đất Nhà thờ Lớn ngày nay và Tòa Khâm sứ cũ là thuộc chùa Báo Thiên, có lịch sử từ đời Lý (1057). Năm 1883 Giám mục Puginier dưới sự hỗ trợ của chính quyền thực dân Pháp thời đó chiếm chùa để xây nhà thờ và tòa nhà khâm sứ. Nhà thờ lớn Hà Nội (còn gọi là nhà thờ Saint Joseph) bắt đầu xây từ năm 1884 và khánh thành ngày 24/12/1986.
    Sau khi thực dân Pháp đầu hàng và rút về nước, Việt Nam trở thành độc lập dưới sự quản lý của chính phủ cách mạng mới. Để thực thi chính sách mới về nhà đất, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương bàn giao cơ sở nhà đất cho Nhà nước quản lý. Theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý thì cơ sở nhà đất tại số nhà 42 Nhà Chung hiện giao cho chính quyền quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng, thuộc sở hữu Nhà nước.
    Như vậy, tòa nhà khâm sứ (và ngay cả Nhà thờ Lớn) chưa bao giờ là đất của giáo hội công giáo. Giáo hội công giáo chỉ dựa vào thế lực của thực dân Pháp cướp (không có động từ nào khác để mô tả, ngoài động từ “cướp”) đất của chùa. Giáo hội công giáo không có tư cách pháp lý, không có tư cách lịch sử gì để “đòi” khu đất này hay tòa nhà khâm sứ. Việc ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông viết thư “đòi” tòa nhà khâm sứ chẳng khác nào hành động của hậu duệ của những tên cướp đòi đất do cha ông của họ ăn cướp từ người khác.
    Truyền thông một chiều
    Thế nhưng tiếc thay những sự thật trên ít khi nào được người dân biết đến. Lý do đơn giản là vì những tiếng phèng la của các nhóm công giá

    Trả lờiXóa
  16. Việc NTT được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thật sự là có rất nhiều việc mờ ám. Chưa kể những gì anh ta nói ra cũng làm cho tôi có rất nhiều điều đáng lo ngại. Nhưng có 1 điều tôi đảm bảo rằng, không thể nào "Dân Chủ Hóa" quân đội. Tôi thật sự không hiểu tại sao anh ta nói những điều đó.
    1)Trên Lý Thuyết không có ông tướng, ông tá nào là được dân bầu lên cả.
    2)Nếu "dân chủ hóa" được quân đội thì "Cộng Sản hoá" quân đội sẽ như thế nào?
    3)Tướng Tá CS, tòan là những tên ác ôn mới đựơc phong tước tá như vậy. Chưa kể trong quân đội đầy rẫy Chính trị Vịên CS, có giảng giải Dân Chủ với chúng nó thì chẳng khác gì nước đổ đầu vịt.

    Trả lờiXóa
  17. Đúng là miệng lưỡi của chó săn, lũ ngu xuẩn thế đất đai của Công giáo là từ ngàn năm nay đã đặt sẵn rồi hả, nếu như vậy thì bao nhiêu đất đai phải trả lại cho các ngôi chùa Phật giáo phải trả lại sau cách mạng văn hóa tại Việt Nam.
    Dẫu biết rằng trong xã hội còn nhiều bất cập, khó khăn cũng như nạn tham nhũng lan tràn nhưng đừng vì thế mà phủ nhận đi những giá trị lịch sử mà cha ông chúng ta đã phải trả bằng nhiều máu và nước mắt. Những kẻ như Điếu Cày chỉ suốt đời làm chó săn mà thôi, hãy câm miệng lại khi chưa quá muộn. Nói thật nếu ở thời đại chúng ta bị người Tàu, người Pháp nô dịch ông cũng chỉ làm được chó săn mà thôi.
    Công giáo, Phật giáo... gì đi chăng nữa cũng chỉ là một tín ngưỡng hướng con người đến cái tốt đẹp, đến cuộc sống thanh thản về tâm hồn, đừng lợi dụng sự thánh thiện đó để làm vẩn đục đi những giá trị quý báu của cuộc sống này

    Trả lờiXóa
  18. link may bai o tren: http://www.chuyenluan.net/200802/0801_07.htm
    biet den DieuCay sau may vu di bieu tinh. nhung vao blog doc may entry ve vu toa kham su thay that vong qua!

    Trả lờiXóa
  19. VI SAO LAI CO QUA NHIEU BLOGGER NHU THE NAY O VN TA ...??? VI VN KHONG CO TU DO BAO CHI,THONG TIN..TUY CO HON 600 TO BAO VA RAT NHIEU DAI TRUYEN HINH NHUNG DEU IN AN va PHAT THANH ;PHAT HINH CHUNG MOT TU TUONG THEO CHI DINH CUA BAN TTVH MA THOI.DUOC PHEP NOI NHUNG DIEU GI? VIET NHUNG CHUYEN GI? DEU GIONG NHU NHAU O NOI DUNG CHI KHAC MAT HINH THUC MA THOI. BOI THE NGUOI TA MOI XEP LOAIBAO CHI ,THONG TIN NAY LA (VET) DANG CS bao noi nhu the nao thi lap lai y nhu the day (NOI NHU con VET) .THAM CHI CON DANG NHUNG BAN TIN LECH LAC BOP MEO SU THAT DEN NOI O HAI NGOAI DA CO MOT CHUONG TRINH RAT KHOI HAI CO TEN LA: DOC BAO VEM TREN YOU TUBE VA WWW.VIDEO.GOOGLE.COM (DOC BAO VEM)HO PHAN TICH va KIEM CHUNG CAC BAI VIET CAC BAO TRONG NUOC HIEN NAY,NGHE RAT THAM THIA ,..TOI KHONG BIET ONG NGUYEN TAN DUNG DUA TREN CUOC TRUNG CAU DAN Y NGAY NAO ? DA "MAU MAN" TRA LOI CAU HOI "THAC MAC" CUA CAC PHONG VIEN NGOAI QUOC RANG LY DO TAI SAO VN KHONG CO BAO CHI TU NHAN ,DOC LAP) THI NGUYEN TAN DUNG TRA LOI RANG :( "DO LA Y NGUYEN CUA CUA TOAN NHAN DAN VIET NAM MUON NHU THE,,,,")BAN NGHI SAO VE CAU TRA LOI NAY..???NGHE NHIEU ,DOC NHIEU BAO "NHA NUOC"CUNG KHONG SAO NHUNG DIEU CHU YEU LA CAN PHAI CO TINH TRUNG THUC THI LAI KHONG CO .DIEN HINH NHU (CAU TRA LOI CUA ONG NGUYEN TAN DUNG) .VI THE NEN MOI SINH RA VAN DE BAO BLOG DE GIUP MOI NGUOI DI TIM NHUNG SU THAT DANG DIEN RA HANG NGAY ,HANG GIO O NGAY TREN CHINH NOI MINH DANG SONG .THAT MIA MAI VA BUON CUOI KHI NGHE DEN TINH TRANG DAN CHU TU DO BAO CHI O VN TA

    Trả lờiXóa
  20. Jos. Nguyễn Giáo Dânlúc 04:19 3 tháng 2, 2008

    Khổ cho bác ĐC, cả hệ thống chính trị vào cuộc cơ mà, bác vì chúng tôi mà liên lụy, tri ân bác.

    Trả lờiXóa