Bàn về xung khắc Việt Trung trên biển | |||||
Căng thẳng đang dâng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (Spratlys) sau khi lại xảy ra một vụ đụng độ bạo lực nữa trong khu vực ngoài khơi giàu dầu lửa này. Tàu hải quân Trung Quốc hôm 9/7 đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách TP Hồ Chí Minh 350km. Các nguồn tin quân sự cho hay một thuyền của Việt Nam đã chìm trong vụ tấn công nay. Một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ đài BBC, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, cho biết: "Các sỹ quan hải quân Việt Nam nói các tàu của Trung Quốc đã có hành động gây hấn một thời gian nay." GS Thayer: Đây rõ ràng là biến cố thứ hai trong vòng ba tháng vừa qua. Nó cho thấy các tàu của Trung Quốc ngày càng hoạt động mạnh hơn đẩy thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trở về. Tôi không nghĩ rằng đây là chiến lược mới của Trung Quốc, thế nhưng những quan chức quân sự của Việt Nam mà tôi có dịp nói chuyện cho biết từ năm ngoái đến năm nay, mỗi khi có tàu đánh cá hay tàu hải quân của Việt Nam vào khu vực tranh chấp thì họ sẽ phải đương đầu với sự đe dọa của Trung Quốc. BBC: Theo ông, tại sao Việt Nam vẫn không lên tiếng mặc dù vụ việc này đã xảy ra cách đây cả chục ngày rồi? GS Thayer: Theo tôi thì thứ nhất là họ còn đang đợi có thêm thông tin. Vụ đụng độ lần trước xảy ra khi ông Triết đi thăm Bắc Kinh và ông ta cũng im lặng. Về mặt công khai thì cả hai phía đều nói họ sẽ có các hành động để không làm tồi tệ thêm tình hình. Thế nên theo tôi Việt Nam phải chờ đợi để tìm hiểu thực tế là như thế nào, có phải các ngư đang đi vào vùng tranh chấp hay không, và có thể họ sẽ đưa ra phản đối riêng chứ không công khai. BBC: Cái vùng tranh chấp mà ông nói thì nó khó phân định đến đâu? GS Thayer: Hai phía mới chỉ phân định ở vịnh Bắc Bộ, trong khi vụ việc này xảy ra ở dưới phía nam. Theo thông tin của tôi thì tại khu vực đảo Trường Sa và hai khu vực khác, hai phía vẫn chưa nhất trí được về cách phân định ranh giới, và điều này là không thể vì cả hai đều có sự hiện diện lẫn lộn tại đây. Vịnh Bắc Bộ không có các đảo nhô lên nên người ta mới phân định được đường biên cũng như khu vực đánh cá chung. Thế còn tại quần đảo Trường Sa thì cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền tại nhiều khu vực, thế nên cần có thiện chí của cả hai bên thì mới ngăn ngừa được những biến cố như thế này xảy ra. BBC: Theo ông thì biến cố này sẽ có hậu quả như thế nào tới quan hệ song phương? GS Thayer: Theo tôi thì hiện nay trong khi vấn đề này vẫn đang được giữ im lặng, cả hai phía đều muốn giải quyết về mặt ngoại giao. Những biến cố như thế này đôi khi vẫn xảy ra, và người ta phải đợi quyết định ở cấp cao nhằm thể hiện sự kiểm soát và ảnh hưởng đối với những vấn đề mà về cơ bản là thuộc về các cơ sở làm ăn tư nhân, trong trường hợp này là những ngư dân. Nói chung cũng khó để chính phủ kiểm soát chuyện này; tuy nhiên tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần nêu rõ quan điểm là việc các lực lượng vũ trang TQ bắn, giết hay đánh chìm ngư dân Việt Nam không phải là cách hành xử hợp lý. Thay vào đó, người ta nên bắt giữ, đưa ra xét xử hay phạt những ngư dân vi phạm thì hơn. Cả hai nước, Trung Quốc và Việt Nam, cần phải chỉ thị cho các tàu quân sự tránh dùng vũ lực gây chết người như trong trường hợp này. BBC: Tác động của vụ này đối với việc giải quyết các tranh chấp trên quần đảo Trường Sa là như thế nào thưa ông? GS Thayer: Theo tôi thì tác động của nó không nhiều, nhưng nó cũng là chỉ dấu khiến các bên liên quan cấp cao hơn lo ngại. Chính phủ VN thì bây giờ đang rất muốn tập đoàn dầu lửa Anh Quốc tiếp tục triển khai công việc thăm dò, thế nhưng việc Trung Quốc phản đối khiến cho BP đã phải ngừng dự án. Những vụ việc như thế này là bị liệt vào dạng hoạt động mà hai phía đã nhất trí là không gây ra để làm xáo trộn tình trạng hiện thời. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một dạng thỏa thuận mơ hồ và hai phía cần phải gia tăng các hành động để giảm bớt đi những mơ hồ khó hiểu tại khu vực này. BBC: Thế ông có cho là Việt Nam nên gia tăng khả năng quân sự, đặc biệt là cho lực lượng hải quân, để đối phó với những biến cố như thế này trong tương lai? GS Thayer: Thì Việt Nam đã làm việc này trong mấy năm vừa qua rồi, họ mua các thiết bị của Nga, như tàu chiến cơ động mà có thể xuất hiện tại mọi nơi, và trong biến cố mới nhất đây thì một chiếc BPS 500 đã có mặt ngay thế nhưng nó phải đứng từ xa vì khả năng hỏa lực của chiếc tàu chiến Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Khả năng quân sự như thế là cũng có vấn đề, nhưng trong trường hợp này, ít nhất Việt Nam đã có sự hiện diện và có thể báo cáo lại những gì họ thấy đã xảy ra. BBC: Theo ông thì căng thẳng này liệu có gia tăng thêm, và nó có thể tồi tệ đến đâu? GS Thayer: Tôi nghĩ đây chỉ là một biến cố riêng rẽ và sẽ không dẫn tới tình hình quá tồi tệ thêm. Tôi nghĩ cả hai phía sẽ thảo luận về những gì đã xảy ra, vì đây là một vụ việc đặc biệt, làm tổn thất sinh mạng người. Việt Nam có thể sẽ không nêu công khai biến cố này để tránh lên án trước khi thương lượng, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề đáng được nêu lên cả ở cấp ngoại giao và cuối cùng là ở cấp cao nhất. Nguồn: BBCVietnamese.com |
Blog Điếu Cày - Nơi lưu trữ những hình ảnh & bài viết của Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)
20 thg 7, 2007
Bàn về xung khắc Việt Trung trên biển
Đảo Trường sa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Biểu tình ư? có mơ giữa ban ngày không bác FreeVN?
Trả lờiXóaBóc tem phát!
Trả lờiXóaBlog bác....Sao khó đọc quá bác ơi!
Trả lờiXóaTheo cái nhìn của em thì....Bác Triết từ Mỹ về,bác Dũng đi India...Trước khi đi Mỹ, bác Triết có ghé qua China...(?)
Về mặt chiến lược thì đây là một dấu chỉ rất tốt cho người VN ta.
Cần biết;Hiện nay Mỹ luôn áp lực Iran trong việc tinh chế hạt nhân nhưng ngực lại Úc lại là một quốc gia đang xuất khẩu mặt hàng này qua India với contract tới 25 billion trong vòng 5 năm.
P/S; Lão Thayer này tại Úc cũng không có tên tuổi lắm đâu.Có lẽ cái lối bình luận của lão tựa như " hỡi cô tát nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" vậy đó nên nhiều khi nghe lão này bình luận thấy rất bực mình vì rất chung chung, có thể vì hắn đang làm nhiệm vụ đu dây cho Mỹ , Úc , Nhật .để kéo thêm đồng minh trong việc ngăn chặn sự bành trướng của China trong vùng ĐNA
Các bác thấy thế nào?
Bác AMB:Dù sao đây cũng là một nguồn thông tin để chúng ta kiểm chứng trong nhiều nguồn.Ong ấy cũng khuyên đây là vấn đề đáng được nêu lên cả ở cấp ngoại giao và cuối cùng là ở cấp cao nhất.
Trả lờiXóaTrong khi Việt nam im re chẳng có phản ứng gì???
Hầu hết các nước trong vùng đều có những bước đi mạnh mẽ để tiến tới khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Trường sa thì Việt nam dường như hụt hơi trong việc này.
Bác sang nhà bác free xem thêm thông tin tổng hợp về Trường sa.
KHÔN NHÀ DẠI CHỢ
http://blog.360.yahoo.com/blog-BOTMJm43aaNSAyLusFcXQP7VMyI-?cq=1&p=1668#comments
Bác ơi,
Trả lờiXóaThì sự thực là vậy " Khôn nhà dại chợ" Tại sao lại có chuyện này?
Chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu những tài liệu bắt đầu từ những cuộc kháng chiến "chống thực dân Pháp, chống Mỹ cứu nước" của đảng và những đường lối chính sách...Các bác tinh ý thì sẽ hiểu là tại sao!
Thực lòng là nhiều khi em muốn "toạc móng heo" như rất khổ là các bác đôi khi lại không có cái thiện cảm với " những thế lực thù địch" bên ngoài...
Cần biết, Chính phủ VN đã miễn thực thi VISA nhập cảnh cho người Tàu được ra vào VN tự do và theo con số thống kê, VN lúc nào cũng có khoảng 300.000 người tàu ( mọi hình thức) hàng ngày tại VN.
Các bác có bao giờ đặt câu hỏi xa hơn hai chữ " tại sao" hay không?
Nice evening there!
@ em quên...
Trả lờiXóaBác cứ lật hết những tài liệu về Xuất nhập khẩu của VN ta với China và Mỹ.Qua đó ta sẽ thấy và sẽ có một câu trả lời to tướng là tại sao Mỹ lại mềm với VN như vậy mặc dù trước khi gia nhập WTO ,VN đã phải ký kết những điều khoản gì? ( Vấn đề này bác Free rành hơn em) và tại sao China cứ chơi trên đầu VN mà VN vẫn cứ phải ngậm miệng?
Tham gia với các bác chút cho vui !
Điên thật.
Trả lờiXóaEm ko biết nói gì. Và cũng có thể ko biết gì để nói. Và thật sự đọc xong phỏng vấn này thì cũng ko mở ra được gì ngoài 2 từ thương lượng.
Và cuối cùng là nhượng bộ.
Hoặc chỉ có thể chửi thề rồi thôi.(sorry em ko biết chửi thề)
Đề nghị lãnh đạo tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng lãnh thổ Việt Nam và bắn giết ngư dân Việt
Trả lờiXóaBiết thì ai cũng biết. Nhục thì chỉ mình nhục.
Trả lờiXóaThì nhục mà chứ nhục thật hay thật nhục gì hả anh?
Ngày em cò nhỏ xíu thôi, em nghe ba nói chuyện với mấy bác mà em đã tức điên rồi, giờ nhìn lại gần 20 năm vẫn vậy.
Gãi, gãi cho vui thôi.
@NgoPhen: ít nhất cũng phải có hành động về ngoại giao chứ, sao lai im thin thít thế.Nhục thật.
Trả lờiXóa@FreeVN & Thành An:Biểu tình ư?điều đó là tốt cho một xã hội dân chủ nhưng lại không phù hợp với một xã hội độc đảng.Vì vậy mới có chuyện KHÔN NHÀ DẠI CHỢ.
Chỉ giỏi đàn áp dân oan,thằng Tàu xâm chiếm đất nước đứng ngó mà run vãi cả tè trong quần,lại còn bưng bít thông tin không cho dân biết.
Bao giờ họ biết thông tin rộng rãi cho dân và kêu gọi một hôi nghị Diên Hồng nhỉ?
Ngày xưa giặc Pháp mộ phu,
Trả lờiXóaNgày nay đảng bán dân ngu lấy tiền.
Đảng ta là đảng cầm quyền,
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu!
bàn về vấn đề khẳng đinh chủ quyền thì rõ như giấy trắng mực đen, lực lượng hải quân VN từ mấy chục năm nay chỉ bắn giết được đồng bào mình vựot biển, tiền mua trang thiệt bị và tàu chiến bị ăn chận tả tơi. đem lực lượng ra đối đầu với TQ thì chỉ là trứng chọi đá nên ngậm bồ hòn là phải
Trả lờiXóaEm lay lam la la may cai ten AndyL gi do, va Do Duy Giang bien dau mat tieu trong cai viec dao Truong Sa-Hoang Sa nay? Sao chung no khong len tieng binh vuc cho dan Viet di, chung no ranh roi chi lo quay phim con trai cua chung tren YouTube roi di du dai hoi sinh vien, roi di Duc, roi di My, chung no lo chui boi Viet Kieu la "bon phan dong, bon tha phuong v.v..." de bao ve chen com vang cua cha ong chung no de lai. Chung no dau can biet gi den nhung nguoi dan Viet khac kem may man hon dang thua kien vi nhung bat cong trong nuoc. Roi bay gio bon TQ y manh danh yeu, chung no chay tron mat tieu, dung la nhuc nha. Trong khi nhung Viet Kieu tuy la gui tien ve giup do cho than nhan VN nhung che do cs cung nho so tien do de che mat thien ha la VN dang phat trien, chi la mot lop mat na, vay ma bon cs con nhu AndyL, Do Duy Giang... chui boi, miet thi Viet kieu khong tiec loi, mat khac cha ong cua bon viet cong con nay dao nay lai cho rang "Viet Kieu la khuc ruot ngan dam", that la khong nhung KHON NHA DAI CHO ma con AN CHAO DA BAT. Anh Dieu Cay em hoan ho cho su dung cam, tinh than dau tranh cho dan, em that la cam kich nhung nguoi nhu anh. Em luon ung ho anh, neu can su giup do gi, em luon san sang, boi vi em luon dung ve phia nhung nguoi ngheo va nan nhan cua su bat cong, va anh cung la mot trong nhung nguoi dau tranh cho ho. Nhung nguoi nao dung ve phia nguoi ngheo, dau tranh cho nhung nguoi kem may man chung ta can phai kien tri cho chinh nghia, dung so bon "cuong hao ac ba" cong san, chung se phai tra gia cho nhung toi loi chung gay ra. Co ai co the to chuc ra mot hoi gi do de bao ve nguoi ngheo, bao ve cong ly, xin hay dung cam dung ra, em xin ung ho, boi vi em song qua xa VN, em song o My, khong the nao lam duoc gi ngoai ung ho kien thuc, hoac tien bac it oi cua mot co giao tuong lai, chi de cho nguoi ngheo, xin hay lien lac voi em tai imavietgirl@yahoo.com
Trả lờiXóaHoan ho anh Dieu Cay, em biet anh qua BBC, khong ngo anh lai lon tuoi nhu vay roi ma khong nhung con dien trai, ma tinh than van con manh me nhu the, may chang trai tre doi muoi la co day kinh nghiem va dao duc duoc nhu anh. Hy vong Nguyen Tien Trung sau nay van con suc de dau tranh khi o vao tuoi cua anh!