3 thg 10, 2007

Kiểm duyệt Entry trước khi đăng vô Blog???




Bài đăng lại từ Blog TOM

Đáng lý ra tôi đã chuẩn bị tinh thần cho một tuần mới vui vẻ sau vụ sập cầu Cần Thơ đầy thương đau tuần trước. Nhưng vào ngay buổi sáng ngày đầu tuần, tôi mới lướt qua internet đã phải sôi cả máu mắt vì hai bài báo đăng trên tờ Thanh Niên có tựa đề “Những nạn nhân của blog "bẩn"” và bài “Cần có chế tài để blog phát triển lành mạnh!”.

Có lẽ người ta đã rất khéo khi ghép 2 bài này đăng nên cùng một số báo. Bài đầu tiên họ đưa ra những người được coi là “nạn nhân” của blog “bẩn” và sau đó là bài phỏng vấn vị Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông về các chế tài quản lý Blog. Ví dụ đầu mà họ đưa ra là vụ “Quay lén nữ sinh thay đồng phục” hẳn ai cũng biết qua báo chí. Hai tác giả Hải Anh và Vinh Nguyễn đổ lỗi vô cớ ngay cho các Blogger, vậy chắc hẳn những blog đã đăng tin tức hay hình ảnh về vụ này đều bị coi là “Blog Bẩn!!!”. Đáng lẽ họ nên đặt ra nhưng câu hỏi quan trọng hơn so với việc quy chụp tránh nhiệm:

Cho nhà trường: “Tại sao nhà trường không có phòng thay đồ cá nhân, mà lại để tất cả các nữ sinh thay đồ… tập thể?”

Cho chính các nữ sinh bị coi là nạn nhân: “Tạo sao các em không ngăn chặn bạn gái đó quay cảnh tế nhị mặc dù đã biết và tại sao không tố giác ngay cho nhà trường biết?”

Cho pháp luật: “Tại sao pháp luật không nghiêm trị những kẻ xâm phạm đời tư cá nhân của người khác, phải chăng luật không có tính khả thi như cây kiếm cong?”

Cho Văn hóa: “Văn hóa của học sinh thế hệ 9X thực sự như vậy ư? Không chỉ quay các bạn thay đồ mà còn nhiều trường hợp nữ sinh đánh nhau, chửi nhau cũng được đưa lên mạng!”

Cho dù việc phát tán và xem đoạn clip đó là không tốt, nhưng ai có thể cấm được trong thời buổi thông tin toàn cầu này chứ. Nói chính xác thì đó không phải là nạn nhân của blog “bẩn”, mà họ là nạn nhân của Nhà Trường đã không tạo điều kiện sinh hoạt tốt cho học sinh, nạn nhân của một kẻ vô văn hóa và coi thường pháp luật chứ không đơn thuần là "kẻ đùa ác" và nạn nhân của hệ thống pháp luật đã không bảo vệ được nhân phẩm cho công dân của mình, cũng như là nạn nhân của Hệ thống giáo dục văn hóa đạo đức học đường.

Còn trong vụ “Mạo danh mời chào... "đi khách"!”, nạn nhân chọn cách “im lặng” thì dĩ nhiên chính họ phải chịu thiệt thôi. Đúng ra họ có thể nhờ cơ quan an ninh vào cuộc truy tìm thủ phạm trên mạng và đem ra pháp luật trị tội. Với các Ngôi Sao như ca sĩ, diễn viên hay người mẫu gì đó, nếu họ còn sợ dư luận xấu về mình, thì họ đừng nên theo nghề này nữa. Có ai nổi tiếng mà không kèm theo những tai tiếng chứ, không chỉ trên blog mà chủ đề về các Sao có cả trong phòng họp đến nhà vệ sinh, đâu mà chẳng có!

Tác giả đã không tiếc những lời lẽ thật nặng nề để mô tả một blog “bẩn” như: blogger thích dựng chuyện, bịa đặt và vu khống, bôi nhọ đời tư, nói xấu, dùng lời lẽ rất “bẩn thỉu”, blogger có cái nhìn lệch lạc, luôn chăm chăm chỉ trích, phê phán mà không cần biết thực tế ra sao, gây tổn hại nhiều đến môi trường văn hóa lành mạnh, phát ngôn tùy hứng, trực tiếp hoặc gián tiếp xúc phạm người khác hoặc các tổ chức. Cuối cùng 2 tác giả có câu kết xanh rờn: “Vấn đề ở đây chính là sự riêng tư đó chỉ được tôn trọng tuyệt đối nếu nó thực sự riêng tư (với blog có chế độ private)”. Trời ơi! Nếu đã để chế độ private (cá nhân mới coi được) thì viết blog để làm gì, có ai xem được đâu mà viết cho tốn sức! Đúng là một câu nói ngớ ngẩn quá trời, không biết tác giả bài báo đã nhìn được mặt mũi của blog chế độ private ra sao chưa nhỉ?

Sau bài mô tả về blog “bẩn” là một bài có tính chất kế tiếp. Họ phỏng vấn vị Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Đỗ Quý Doãn. Nhà báo Phạm Ngọc đã đưa ra lời nhận định, cứ như nhà báo này là cán bộ văn hóa vậy: “Nhưng mặt trái của blog cũng đang khiến các nhà quản lý văn hóa "đau đầu" khi chưa có các quy định, chế tài cụ thể với những blog đen, blog bẩn.” Chưa nói đến tính chính xác của câu nói trên, chỉ tính riêng việc đưa ra câu này thì người phóng viên đã ngồi nhầm vị trí của ông Thứ trưởng rồi!

Sau một chút ca ngợi về blog (theo đúng nguyên tắc khen trước chê sau) vị Thứ trưởng bắt đầu đi vào mặt trái của blog: “Thông tin trên blog là mang tính chủ quan, không chính thống, tính chính xác nhiều khi không cao. Vậy nên nếu thông tin được đưa ra với động cơ xấu mang tính cá nhân thì hậu quả cũng rất lớn.”. Về điều này tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng tiếp theo ông nói như đóng đinh vào cột: “blog là của mỗi cá nhân nhưng ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống xã hội nên chắc chắn Nhà nước phải quản lý.” Chưa cần biết là nhà nước có cần quản lý hay không, chỉ tính đến quản lý nó như thế nào thì đã không trả lời được rồi. Nhà nước có thể quản lý được tất cả các đài truyền hình, đài phát thanh từ trung ương đến địa phương cùng số lượng 600 tờ báo, thế nhưng nhà nước có thể kiểm soát được hàng triệu blog hay không??? Quản lý như thế nào???? Không lẽ các nhân viên của Bộ TT-TT sẽ ngồi đọc từng blog một để kiểm tra thông tin, nếu có gì sai phạm thì dùng hacker đánh sập??? Hay các blogger phải gửi entry về Bộ để Bộ kiểm duyệt trước rồi mới cho phép đăng vô blog???

Sau đó ngài thứ trưởng có đưa ra khái niệm về “quản lý blog”: “quản lý không phải nghiêm cấm, thắt chặt mà đưa ra những tiêu chí, quy định, chế tài cụ thể để blog phát triển tự do trong khuôn khổ Nhà nước cho phép.” Mới nghe thấy có vẻ hay hay đó, nhưng các bạn hãy nhìn lại các văn bản pháp luật, các quy định, chế tài mà bộ này (trước kia là bộ Văn hóa – Thông tin) đã đưa ra cũng nói hay hơn cả thế, ví dụ như: Quy định việc thi và cấp thẻ hành nghề cho các ca sĩ, mới nghe đã thấy buồn cười rồi, nhưng còn một khía cạnh nữa bạn không thể cười được mà là tức sôi cả máu lên, đó là việc đánh giá ĐẠO ĐỨC của các ca sĩ!!! Tài thật, các bác nhà ta tài thật, các bác có đủ TÀI và ĐỨC để đánh giá đạo đức cho người khác hay sao, lại còn có cả thẩm quyền để cấp cái chứng chỉ đạo đức nữa cơ đấy! Thành ra chỉ có ca sĩ có cái thẻ hành nghề này mới coi là có đạo đức, còn các ca sĩ khác đều là VÔ ĐẠO ĐỨC!!!! Hay những chuyện nhỏ nhặt khác như Quy định các sinh viên trường âm nhạc nghệ thuật cấm không được đi biểu diễn làm thêm ngoài giờ học!!!! Quả là một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn theo Khoản 1 Điều 23 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã tham gia ký kết cách đây hàng chục năm: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.” Thật đáng thất vọng! Những quy định như vậy mà cũng đi được vào quần chúng sao…

Có lẽ tôi đi hơi xa vẫn đền, xin quay lại chủ đề của chúng ta. Cũng giống như việc đánh giá đạo đức ca sĩ, việc đánh giá thế nào là blog “ĐEN” hay blog “BẨN” là câu hỏi mà chúng phải đạt ra cho các vị lãnh đạo vì quyền lợi của chính chúng ta, những người sẽ bị “Luật BLOG” hay “Quy chế BLOG” điều chỉnh sau này!!! Ngài Thứ trưởng không trả lời thế nào là blog ĐEN và BẨN, bởi đó đúng là câu hỏi khó, khó hệt như thế nào là ĐẠO ĐỨC? Nhưng ông này cũng đưa ra một loạt các điều khoản mà các Blogger phải tuân thủ, theo ý này thì tất cả các Blog nào vi phạm những điều khoản sau đều được coi là ĐEN và BẨN:

Không tuyên truyền những gì chống lại đất nước,

Không gây mất đoàn kết các dân tộc, các quốc gia;

Không tuyên truyền phát động chiến tranh, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế;

Không kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy;

Không xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, cá nhân, uy tín tổ chức;

Không tuyên truyền những gì trái với thuần phong mỹ tục và giá trị truyền thống của dân tộc;

Không được tiết lộ bí mật cá nhân khác, của cơ quan, bí mật kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia...

Vậy tổng cộng là có “7 KHÔNG”!!!!! Một con số khá đẹp nhỉ?! Nhưng ở đời Blogger, tôi chỉ có mỗi 1 chữ KHÔNG thôi, đó là “KHÔNG LÀM TRÁI LƯƠNG TÂM” thế là đã đủ trừng phạt chính mình rồi! 1 KHÔNG của tôi thôi đã bao hàm cả 7 KHÔNG đó rồi, cụ thể là: là người con của dân tộc không bao giờ chống lại đất nước, luôn muốn tạo dựng sự đoàn kết, yêu chuộng hòa bình, không thích bạo lực (mặc dù có tập Karate), có máu dê nhưng không ô dâm, tôn trọng danh dự và nhân phẩm người khác, luôn muốn tìm hiểu về truyền thống dân tộc đồng thời bài phá hủ tục, còn bí mật quốc gia thì đừng hỏi tôi, tôi chẳng biết tí gì sất cả.hihihi… thế là OK nhỉ?! Nhưng biết đâu đấy, ví dụ như cái entry trước của tôi mà bị các bác văn hóa thông tin đọc là chít rùi. Dù nó chỉ gồm: Nhạc Quang Lê và Ảnh Khỏa thân nghệ thuật. Nhưng người là cũng có thể ghép tội cho tôi vì: Nhạc Quang Lê (của trung tâm Thúy Nga) là nhạc cấm phát hành ở VN, còn ảnh của Beepy là ảnh dâm ô, đồi trụy!!!! Trời ơi…..

Ngài Thứ trưởng cho rằng những quy định trên sẽ: “tạo một môi trường tự do lành mạnh, thông thoáng để blog phát triển theo đúng hướng.” Chà! Phức tạp ghê, vậy là Blog cũng phải có hướng đi à. Blog là của cá nhân và mỗi cá nhân có một hướng thì mới tạo ra sự phong phú và sáng tạo, hấp dẫn chứ, nếu ai cũng chỉ theo một hướng thì thành ra cả xã hội chỉ cần có “1 cái blog” là đủ! Nói đến đây chúng ta thử liên tưởng đến việc “đi đúng lề” của báo chí, “lề phải” là Đổi Mới với đầy các khẩu hiệu răng kín đường, là cuộc sống tốt đẹp trong tương lai xa xa xa tràn ngập trong hoa thơm và quả ngọt, còn “lề trái” là thực tại cuộc sống nghèo khổ của người dân. Nếu báo chí chỉ “đi đúng lề” thì ta chỉ cần 1 tờ báo là đủ, không cần đến 600 tờ báo là chi cho phí tiền của!?!?

Đến đây tôi nhớ ra một câu truyện vui “Đi tìm người nghèo nhất Việt Nam”của Lê Hoàng. Quả đúng là anh chàng cả đời chưa có một quyết định gì trong tất cả mọi chuyện xứng đáng là người nghèo nhất VN. Trở lại chủ đề, khi Bộ TT-TT tự quyết định hết Blog nào là ĐEN là BẨN, cái nào là SẠCH và thực hiện ngăn chặn mọi thứ được coi là Ô NHIỄM, thế thì chúng ta – các blogger khỏi cần phải tự quyết định nữa nhỉ, chúng ta thật vinh dự được biến thành những người nghèo nhất VN rồi.

Bên trên tôi viết hơi dài dòng và không kết cấu theo bức xúc mà tuôn ra cộng thêm không chỉnh sửa, mong các bạn thông cảm. Nhưng vì chính quyền lợi của dân blogger chúng ta, rất mong các bạn cùng góp ý kiến trước hết là cho nhau, và mục đích cuối cùng là để cho nhà nước biết mà còn cân nhắc lại việc có nên đưa ra “Quy chế quản lý Blog” hay không, nó cũng giống như việc góp ý vào dự thảo luật mà đối tượng điều chỉnh chính là các Blogger. Các bạn cũng rõ cách làm luật của ta ra sao rồi “từ trên xuống dưới”, do vậy không đi vào quần chúng là chuyện bình thường, còn thực thi có hiệu quả mới là chuyện lạ. Ngay trong trường hợp này, ngài Thứ trưởng cũng như phần đa các cán bộ của Bộ TT-TT chưa bao giờ làm Blog thì làm sao mà đưa ra được các quy chế quản lý blog phù hợp lòng Blogger được cơ chứ!

Nhân đây cũng mong các bạn góp một tiếng nói nhỏ qua việc trả lời câu hỏi sau:


Quy chế quản lý Blog là cần thiết và có tính khả thi???




Cần thiết và khả thi

0


Cần thiết nhưng không khả thi

0


Không cần thiết và không khả thi

3







46 nhận xét:

  1. Chắc chắn là quản lý blog là không khả thi do lập blog và post bài rất dễ dàng. Mấy cậu viết báo không hiểu gì về mạng xã hội, về Web 2.0 hay sao?
    Quản lý cái hữu hình như karaoke ôm còn không quản lý được, nữa là blog trên mạng xã hội internet?
    Dù sao thì những nỗ lực (dù là bất thành) của Bộ Văn hoá và Thông tin là rất đáng trân trọng và nên ghi nhận.

    Trả lờiXóa
  2. Vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Bắc Ninh http://360.yahoo.com /botaybacninh

    Trả lờiXóa
  3. bai viet hay qua, khong con gi de noi nua

    Trả lờiXóa
  4. Mẹ của Sếu & Dim ngoanlúc 19:03 2 tháng 10, 2007

    Chào bác Điếu Cày,
    Tôi đoán nhà nước chắc sẽ xử lý kiểu như nếu phát hiện sai phạm thì phạt, chứ làm sao mà kiểm duyệt cho hết hàng triệu blog được. Chắc họ sẽ truy tìm IP hoặc gì gì đó để ra tác giả các bài viết.

    Trả lờiXóa
  5. Cứ nói thẳng mịa nó ra là "Nhà Nước lã" sợ bị cộng đồng Blog moi cái đuôi chồn CS bịp bợm ra thì có phải là đỡ bị người ta coi khinh hơn không?
    Tôi thấy lão bộ trưởng thông tin còn dốt hơn cả vụ " đánh bóng" tên tuổi của bác Điếu trên báo CA thành phố của nhà báo Hoàng Nguyên
    Thiệt tình!

    Trả lờiXóa
  6. Sự thật và giả dối, tốt và xấu tồn tại bên cạnh để chỉ rõ bản chất của chúng.
    Một nền dân chủ thật sự sẽ tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mỗi con người. Và chúng ta sẽ có một câu hỏi đặt ra là:
    Chính quyền dân chủ sẽ làm gì với các thông tin xấu hoặc sai sự thật?
    Câu trả lời đơn giản là: không làm gì cả.
    Bởi vì đó không phải là công việc của chính quyền.
    Bởi vì không ai có đủ thông minh để lừa dối tất cả mọi người và lừa dối mãi mãi.
    Bởi vì bản chất con người là hướng đến cái tốt, và trong một xã hội tự do thì sẽ có rất nhiều người thông minh để chỉ ra cái sai và cái xấu.
    Bởi vì chân lý không thuộc về bất cứ kẻ nào, để kẻ đó có thể phát xét cái xấu, cái sai.
    Bởi vì không ai có quyền cai trị một người ngoài sự cho phép của người đó.
    Bởi vì cái xấu và cái tốt phơi bày sẽ cho con người sự so sánh, từ đó con người sẽ có kinh nghiệm phân biệt xấu tốt.
    Bởi vì thông tin xấu và sai sự thật được nói ra, thì cũng là lúc con người có cơ hội so sánh để nhận biết ra nó thông qua các thông tin tốt và đúng sự thật.
    Người Việt chúng ta cũng có câu thành ngữ "Vàng thật không sợ lửa".
    Trên thực tế, những kẻ muốn kiểm duyệt, muốn chế tài, muốn quản lý tư tưởng của người khác đích thực là những kẻ độc tài, và cũng chính những kẻ ấy thường nói xấu và nói dối nhiều nhất.
    Trong khi một nền dân chủ trao cho con người các quyền tự do và đặt niềm tin vào sự thông minh của đa số quần chúng, vì biết rằng khi cái tốt và cái xấu cùng lúc được phơi bày thì chắc chắn con người có đủ thông minh nhận biết ra cái tốt. Thì ngược lại, những kẻ độc tài nhân danh cái tốt mà trấn áp các quyền căn bản của con người, để rồi sinh ra cái hệ quả cuối cùng là độc quyền nói dối, độc quyền làm việc xấu xa mà không ai có thể cản trở được nữa.
    Vậy nên những kẻ muốn quản lý blog cá nhân của người khác chính là những kẻ độc tài. Mỗi cá nhân con người chỉ có thể đại diện cho cá nhân họ, vậy thì ai trao cho những kẻ ấy quyền kiểm soát tư tưởng của người khác? Ai dám chắc rằng những kẻ ấy là tốt hơn những người bị gán ghép là bẩn? Hỏi cũng là để trả lời.

    Trả lờiXóa
  7. Nói một cách khác, người nói thật không có lý do gì để cản trở (bịt mồm) kẻ nói dối, bởi vì lời dối không làm thay đổi được bản chất sự thật.
    Ví dụ khi nói về hình dạng mặt trăng, có một lời thật là mặt trăng hình tròn, và một lời dối là mặt trăng hình vuông.
    Người nói thật không có lý do và không cần thiết tìm cách cản trở người nói dối khi người đó nói ra rằng mặt trăng là hình vuông. Người nói thật sẽ nói ra mặt trăng hình tròn để cùng được tồn tại với lời nói dối, và đặt niềm tin vào sự thông minh của con người. Và khi lời thật và lời dối cùng lúc được đưa ra, thì kết quả đánh giá thường sẽ nghiêng về lời thật.
    Vậy câu hỏi khác đặt ra là: Ai tìm cách bịt mồm người khác thì thường là kẻ nói dối hay nói thật?
    Các bạn có thừa sự thông minh để có câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  8. Thế giới càng văn minh thì chính quyền VN lại muốn đi ngược lại. Thật dở hơi.
    @Tắc Kè: Nhà nước mà quản lý chặt chẽ karaoke ôm thì mấy ông công an "biểu tình" liền... Karaoke ôm tuy nhìn không..."đẹp mắt" cho lắm nhưng không nguy hại đến cái ghế của mấy ông lớn. Blog có thể đánh sập cái chế độ này trong tương lai nên mấy ông hơi "ớn"...

    Trả lờiXóa
  9. Thật là phí tiền khi phải đóng thuế để đầy tớ quản lý mình !

    Trả lờiXóa
  10. Ối giời ơi! Tôi có đọc lướt 2 bài báo đó! Quả thật chỉ cần đọc tít thôi là biết tác giả định nói gì. Chán thật. Các bác nhà ta cứ nghĩ rằng chúng nó vào internet toàn là xem bậy, làm bậy, viết bậy! Buồn cười nhỉ. Với tôi, internet là tài sản vô giá với biển cả kiến thức.

    Trả lờiXóa
  11. oh dear me .. đọc mây' cai' " không " của nhà nuoc ma` thây' nguyên 1 khối đạo đức giả nặng cở cây câù vừa sập .

    Trả lờiXóa
  12. Bác ạ, không biết mới quản, biết thì quản làm gì?

    Trả lờiXóa
  13. Hinh Viet Nam chua co' luat dieu chinh ve Internet, tuc la khong chi co' blog ma ca internet noi chung, cai nay toi khong biet, cac bac co' biet thi cung cap thong tin nhe'.
    Internet co' can duoc luat dieu chinh khong ?. Nhin vao chuong trinh giang day o mot so nuoc ta thay:
    The aim of the unit is to introduce students to the regulatory challenges presented by the Internet to more traditional areas of law such as contract, intellectual property and criminal law. In analysing these challenges, it draws on developments in foreign jurisdictions including the United States and Europe, and developments in international law. Topics include; History of the Internet, what it is and its' underlying technology; the various services available on the Internet; how the Internet differs from other forms of communication and publication; the competing interests implicated in issues of Internet regulation; and how and why the Internet presents challenges to existing legal paradigms.
    Them nua:Topics to be addressed include: evolution of electronic crime; denial of service attacks; spreading of viruses; spamming; other forms of attack on computers; fraud; industrial espionage; money laundering; child exploitation; terrorism; harassment; and the computer as a storage device for a criminal offence

    Trả lờiXóa
  14. Chu' y' cac tu :criminal law,harassment;fraud,the various services available on the Internet; how the Internet differs from other forms of communication and publication,and how and why the Internet presents challenges to existing legal paradigms.
    To bac Dieu Cay:, neu tat ca moi nguoi deu dong y' nhung suy nghi cua bac la` dung, vi' du:"Đáng lẽ họ nên đặt ra nhưng câu hỏi quan trọng hơn so với việc quy chụp tránh nhiệm:
    Cho nhà trường: “Tại sao nhà trường không có phòng thay đồ cá nhân, mà lại để tất cả các nữ sinh thay đồ… tập thể?”
    Cho chính các nữ sinh bị coi là nạn nhân: “Tạo sao các em không ngăn chặn bạn gái đó quay cảnh tế nhị mặc dù đã biết và tại sao không tố giác ngay cho nhà trường biết?”
    Cho pháp luật: “Tại sao pháp luật không nghiêm trị những kẻ xâm phạm đời tư cá nhân của người khác, phải chăng luật không có tính khả thi như cây kiếm cong?”
    Cho Văn hóa: “Văn hóa của học sinh thế hệ 9X thực sự như vậy ư? Không chỉ quay các bạn thay đồ mà còn nhiều trường hợp nữ sinh đánh nhau, chửi nhau cũng được đưa lên mạng!”
    Cho dù việc phát tán và xem đoạn clip đó là không tốt, nhưng ai có thể cấm được trong thời buổi thông tin toàn cầu này chứ.".....
    Neu chi co' the thi` chang ai quan tam den luat va internet lam gi`, nguoi ta chi trau doi da.o duc, thuc thi luat hinh su cho nghiem minh them...Nhung hinh nhu cung co' nhieu nguoi khong nghi nhu bac, nen mang luat va internet moi bi quan tam ngay cang nhieu.

    Trả lờiXóa
  15. Mua Xuan Cho Moi Nguoilúc 00:08 3 tháng 10, 2007

    nếu không kiểm duyệt thì người dân Việt Nam sẽ bị nhồi sọ những tư tửong dân chủ, chống cộng,.... của phương Tây, sẽ ảnh hưởng đến đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay

    Trả lờiXóa
  16. Mua Xuan Cho Moi Nguoilúc 00:10 3 tháng 10, 2007

    Việc gì cần bưng bít thì phải bưng bít thôi bởi vì nếu số đông dân chúng "khôn ra" thì Đảng ta
    khó mà cai trị lắm. Lúc đấy có khi lại phải đổ máu chứ chả chơi à

    Trả lờiXóa
  17. Xin loi bac Dieu Cay vi toi khong thay dong chu "Bài đăng lại từ Blog TOM",

    Trả lờiXóa
  18. Kiểu gì rồi người ta cũng sẽ kiểm soát...tôi chưa biết là bằng cách nào, nhưng cái kiểu rào trước đón sau của báo chí và Bộ Tung tin và tiền thông kia nó đã nói lến điều đó. Lạ thật, có rất nhiều việc quan trọng hơn ( ví dụ như là làm rõ vụ...Thác Bản Giốc...???) Sao họ không làm mà cứ rình rập để...cấm và cấm!?

    Trả lờiXóa
  19. Người ta sợ nhất gì, bạn biết không? Họ sợ nhất cái xấu của họ bị phanh phui ra ánh sáng để mọi người biết. Mà biết rồi thì bịp bợm là sao được?

    Trả lờiXóa
  20. E chưa đọc hết đâu nhưng đến câu này thì ko cm ko đc :"đó là việc đánh giá ĐẠO ĐỨC của các ca sĩ!!! Tài thật, các bác nhà ta tài thật, các bác có đủ TÀI và ĐỨC để đánh giá đạo đức cho người khác hay sao, lại còn có cả thẩm quyền để cấp cái chứng chỉ đạo đức nữa cơ đấy!"
    Quá hay bác ạ, tí đọc xong cho em copy về nhà nhé

    Trả lờiXóa
  21. ở thế giới chắc chỉ có VN và Trung Cộng là nghĩ đến việc "định hướng, quản lý, phân loại blog".

    Trả lờiXóa
  22. Lạy cụ! Ước gì xóa mịa hết luôn các blog, con ghiền blog chết mịa đây này. Tổ cha thằng yahu, nó làm mình phải điêu đứng vì nó đây chớ!

    Trả lờiXóa
  23. Bài này hay, (sáng Dơi coi trong blog của TOM) Nếu rảnh, giới thiệu với anh link này, blog cũng nói đến loạt bài này của TN, nhưng lại phân tích cho mình thấy trò mèo của một số người khoác áo nhà báo.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-Uj79afQ1dKgK_DqY5hL3Of8-?cq=1&p=438

    Trả lờiXóa
  24. Thứ trưởng không dùng intenet, cũng không đọc báo nước ngòai. Nên ít hiểu biết là lẽ tất nhiên

    Trả lờiXóa
  25. Em nghĩ họ rãnh quá, ko có gì làm nên bày ra cái gì đó để làm, mà vớ vỉnh quá ko chịu được. Hay là ta gợi ý cho họ là cấm sử dụng internet tại VN luôn cho rồi?! dễ sử, nhanh gọn, đỡ bàn cãi nhức đầu.

    Trả lờiXóa
  26. Báo Thanh Niên đã mất điểm khi để chính anh chàng Hoàng Nguyên Vũ của báo ANTG phát biểu về Blog.Cộng đồng Blog biết đến Hoàng Nguyên Vũ qua vụ anh ta đưa thông tin cá nhân của một nữ sinh lớp 11 lên mặt báo.Một người vi phạm đạo đức nghề báo như thế mà lại lên mặt dạy dỗ cộng đồng Bloger trên báo thì hết chỗ nói.Nếu Thanh Niên không đăng những bài này thì tốt hơn.Lá cải quá!

    Trả lờiXóa
  27. Nếu tôi làm lãnh đạo ở một nước chỉ có một đảng và đảng đó cầm quyền thì tôi cũng sẽ cố kiểm duyệt mọi thông tin, kể cả blog. Việt Nam không phải là thị trường lớn như Trung Quốc do vậy việc đề nghị yahoo hay các công ty quản lý các mảng lớn của net trao cho chính quyền một đảng thông tin có lẽ là không khả thi lắm, các công ty thì luôn coi lợi nhuận tức tiền là tiêu chí, vậy bán đi mấy cái mà giữ được thị trường lớn thì dù có bị chửi này nọ họ vẫn làm. Theo ý tôi là cái chính ai cầm quyền và mục đích là gì, vị thế của họ thế nào thì việc kiểm tra blog sẽ khả thi hay không. Còn nếu nước mà như Pháp ấy, họ lại càng thích nếu có ai đó lôi chuyện kín ra bàn, đảng nào mà vớ được thông tin xấu của đảng cầm quyền có mà sướng rơn ấy, nhưng nói thế bên Pháp cũng có trường hợp bị buộc thôi viêc vì viết Blog nói chuyện công ty ra đấy, thế mới biết là cái gì thuộc tay một người thì xử xự chung cũng hơi giống nhau.

    Trả lờiXóa
  28. Dơi ghét nhất là câu này trong ý kiến của HNV "......cần xem xét một cơ chế quản lý đối với blog để các blogger KHÔNG THỂ phát ngôn bừa bãi"
    Vấn đề là nếu quả thật cần phải quản lý, thí dụ như để .... tránh phản động xâm nhập chẳng hạn, thì cái cơ chế đó phải xác định thế nào là hành vi "Phát ngôn bừa bãi" & xử lý về luật pháp như thế nào với hành vi đó, đàng này anh ấy lại tính đường làm sao để người ta ko thể phát ngôn được nữa luôn cho chắc ăn (chắc là phải bịt miệng lại) trong khi anh ta lại giành riêng cho mình cái quyền gọi người khác là ..... súc vật & định hướng cho cơ quan chức năng đưa HS phổ thông vào trường phục hồi nhân phẩm trong blog của mình. Bao giờ hắn lên Bộ trưởng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  29. Nhà nước có cách quản lý chứ anh.
    Sẽ có bộ phận làm công tác này, họ sẽ chọn ngẫu nhiên một blog nào đó, đọc rồi phân tích xem có đen và bẩn không. Nếu mà ĐEN hay BẨN thì sẽ xử lý (xoá, ngăn chặn, tìm ra chủ nhân để đào tạo lại...). Dần dần cũng hết mấy triệu blog thôi.
    Cách thứ hai, viết phần mềm cho font chữ trên blog, hễ chữ nào có tính chất bẩn, đen là sẽ bị phế bỏ hoặc thay thế...
    Vậy blog sẽ sạch thôi, có gì đâu.
    Em phải về coi lại các bài xem có bài nào chữ nghĩa không được rõ ràng không. Ngộ nhỡ bị hiểu nhầm thì chết. Em sợ nhất bị coi là bẩn và đen.
    Phải tin tưởng vào Nhà nước chứ, làm từ từ, mọi cái sẽ tốt mà.

    Trả lờiXóa
  30. Taolao.. Ý của bạn Trung Quốc đã từng nghĩ đến rồi. Tiệm tạm dùng chữ phần mềm Kỵ Húy "antihuyrus".Nếu ứng dụng được sẽ rất vui. Nhưng có thể quốc hội ta sẽ thông qua một luật gọi là: Đặt tất cả blogger ngòai vòng pháp luật của nước CHXHCNVN.Xét thấy blog vi phạm các điều về thuần phong mỹ tục, xâm phạm đời tư cá nhân,không đậm đà bản sắc..Tiêu.

    Trả lờiXóa
  31. @taolaotinao:Em gái ơi!Luật là phải định tính định hình thế nào là "đen" và "bẩn" mới xử được.Chưa có thì người dân cứ làm những việc mà pháp luật không cấm.Công chức chỉ được làm những việc pháp luật cho phép.Nhưng các bố lại muốn quản lý cả Trời.

    Trả lờiXóa
  32. ôi chao cái sự dân chủ.

    Trả lờiXóa
  33. hehe Báo Thanh Niên có lẽ còn cay cái vụ blogger nói về chuyện ông Tổng đăng cáo phó đây mà :))

    Trả lờiXóa
  34. Em đọc lại, các còm đều nghiêm túc, riêng còm của em mang tính hài hước nên bị anh Điếu cày hiểu nhầm rùi...

    Trả lờiXóa
  35. Đến một lúc nào đó, Các bác Thông tin truyền thông sẽ dùng firewall để chặn Yahoo???

    Trả lờiXóa
  36. De nghi nha nuoc dep luon cai Yahoo cam Yahoo cung cap moi loai hinh dich vu dai loai nhu 360*.
    Moi toi loi deu xuat phat tu bon TB nuoc ngoai dac biet la TB Mi. Da dao de quoc Mi, da dao Yahoo, da dao Internet.
    Bac nao dong y voi e chung ta cung nhau lam mot ban kien nghi gui ban tu tuong van hoa trung uong.

    Trả lờiXóa
  37. Hinh nhu chi co cac Dang vien moi du tu cach de danh gia dao duc cua nguoi dan Viet thoi. Nha nuoc nen cat internet luon di thi khoi lo so nhung viec lam sai trai cua Dang bi moi nguoi dan biet....

    Trả lờiXóa
  38. Ô, khi nào có luật BẨN BẨN kia, mỗi ngày cháu hứa dành ra 5 phút để liệt kê những từ bẩn mà không bẩn để các cụ kiểm duyệt, cho mờ mắt luôn, hị hị.

    Trả lờiXóa
  39. Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêmlúc 23:32 5 tháng 10, 2007

    Theo Ngày Đêm :
    Như một sân gôn , mọi người vui chơi thoải mái. Chỉ có khác trái banh bay vút chổ này, bay vút chổ kia mà cái lỗ cứ chờ . Sân gôn đó là Blog .Bài thơ " Nơi NúiCao Trời Bốn Biển Cười" của Nguyễn Quốc Minh nói về
    Blog . Hy vọng cùng đọc giả hãy cất cao tiếng cười và chia sẻ trên địa chỉ của Blog
    Nơi Núi Cao Trời Bốn Biển Cười !
    Blog , " Diễn " đàn tự mình gãy, kết nối một cây và ...núi cao.
    Blog , " Dịch " ra tự mình hiểu, thấy, nghe và kêu ... trời.
    Blog , " Tờ " báo tự mình xoay, quay năm châu và...bốn biển.
    Blog , " Bóc " mở tự mình ngửi, thơm, thối, ai ai nhìn và...cười.
    Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm
    Nhà nước Việt Nam cho đến nay không thừa nhận :Báo Chí tư nhân (???) Vì vậy không thể đưa vào luật Báo Chí được.Nếu đưa quản lý Blog vào luật Báo Chí là công nhận Báo tư nhân.Người dân chỉ làm theo luật .
    Nhưng Blog hơn cả trang Nhật ký và nói thẳng ra đó là trang báo của mỗi người dân trên hành tinh này .
    Vấn đề đạo đức của mỗi con người, của một thời đại tự quản lý lấy Blog mà thôi.Bởi vì, trong xã hội 90% do đạo đức chi phối , 10% là do pháp luật chi phối.Blog sẽ phát triển như vũ bão .Rất tiếc, nước ta, bộ máy quan cấp tham nhũng, đạo đức suy thái mà lại ngồi bàn quản lý Blog theo kiểu bao cấp trước đây ! Ôi thôi, thôi...

    Trả lờiXóa
  40. Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêmlúc 23:41 5 tháng 10, 2007

    Xin lỗi Điếu Cày.Chẳng hiểu sao khi ấn vào Post Comment lại bị nhảy hai lần.Xoá bớt đi nhé , để một cái thôi.Không thì làng Blog lại cho "Vắt vắt tò he" nhé ! Cảm ơn.
    Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm

    Trả lờiXóa
  41. Hai bài báo nhảm trên báo Thanh niên mời mấy anh chị cô bác nhảy vào tán nhảm về blog và blogger.

    Trả lờiXóa
  42. họ còn nghĩ được cả cái cach ngu hêt thuốc chữa la cấm xe máy biển số ngoại tỉnh đi vào thủ đô (?)Cấm xe máy biển số chẵn đi vào ngày lẻ (?) để giẩm ách tắc giao thông kia mà (?)
    nên blog người ta đinh quan lý hêt đó . huặc tất cả bà con set blog o chế độ Privat hết .
    bân hay sạch , tự cuộc sống sẽ đào thải .ủng hộ nhưng bức xúc của bác đó .

    Trả lờiXóa
  43. Chi co dang la sach chac?
    Blog roi day se bien thanh Dan Oan het.
    Dan oan bi cuop dat tra re, roi ban dat kiem loi vv
    Blog se bi dong cua het...vi cho la ban con cua no la sach
    ha ha ha......botay.

    Trả lờiXóa
  44. Bộ Văn Hoá Thông Tin tưởng bị dẹp tiệm rồi chứ? ;) Em nhầm, chỉ là ghép và đổi tên thôi.
    Hôm trước, bạn em ở bên Đức gửi tặng một cuốn sách dạy tình dục có tên KAMASUTRA bị hải quan bưu điện tịch thu vì coi đáy là VĂN HOÁ PHẨM ĐỒI TRUỴ. Cuốn Kamasutra là một tác phẩm văn hoá đáng tự hào của nền văn minh Ấn Độ. Vậy mà các ông văn hoá đâu có biết, cứ thấy hình cởi chuồng, là bị sếp vào loại đồi truỵ, giáo dục tình dục cũng là đồi truỵ!!! Tội nghiệp thay cho thế hệ trẻ ngày nay ... buồn thật !!!

    Trả lờiXóa
  45. Sao dạo này đọc báo thanh niên thấy vô duyên làm sao ấy? Tầm vóc của báo ngày càng lùn đi ;(. Sao vậy nhỉ? Cả cô ca sĩ ngớ ngẩn nữa???

    Trả lờiXóa