9 thg 4, 2008

Hơn 500 Người Biểu Tình Làm Gián Đoạn Cuộc Rước Đuốc Thế Vận Tại Paris




Cựu tuyển thủ quần vợt Arnaud Di Pasquale cầm ngọn đuốc bị dập tắt. Ngọn đuốc bị dập tắt 3 lần rồi đốt lại để tránh những người biểu tình.

DSC05794 [Desktop Resolution]

Paris (Thứ Hai 7/4/2008) -- Ngay sau khi cuộc rước đuốc tại Luân Đôn gặp phải sự chống đối dữ dội của người biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đàn áp tại Tây Tạng, cảnh sát Pháp đã quyết không để xảy ra tình trạng tương tự.

Từ sáng sớm, đã có hơn 500 người biểu tình tụ tập tại quảng trường Trocadero, đối diện tháp Eiffel, là nơi cuộc rước đuốc bắt đầu. Để bảo vệ đoàn rước đuốc, cảnh sát đã huy động một lực lượng gồm một đoàn 65 xe mô tô, 100 nhân viên phòng chữa cháy, 100 cảnh sát di chuyển bằng đôi giày trượt, 50 xe cơ giới và hơn 200 cảnh sát dã chiến, để bảo vệ tuyến rước đuốc dài 28 cây số. Ngoài ra còn có 3 tàu cao tốc tuần tiễu giòng sông Seine và 1 chiếc trực thăng quần thảo bầu trời Paris. Tổng cộng, cảnh sát đã huy động hơn 3,000 cảnh sát để giữ trật tự.

DSC05728 [Desktop Resolution] DSC05792 [Desktop Resolution] DSC05778 [Desktop Resolution] DSC05777 [Desktop Resolution] DSC05776 [Desktop Resolution] DSC05766 [Desktop Resolution] DSC05754 [Desktop Resolution] DSC05753 [Desktop Resolution] DSC05752 [Desktop Resolution] DSC05751 [Desktop Resolution] DSC05750 [Desktop Resolution]

Với lực lượng hùng hậu như vậy, cảnh sát Pháp dự trù sẽ dọn trống 200m ở hai bên đường đi để ngọn đuốc có thể đi hết chặng đường 28 cây số đến đích cuối cùng là Sân vận động ở phía nam thành phố. Tuy nhiên, lực sĩ điền kinh người Pháp Stephane Diagana chỉ mang ngọn đuốc được 200m, bắt đầu từ điểm khởi hành ở tháp Eiffel thì chen lấn xô đẩy xảy ra. Cảnh sát liền đưa ngọn đuốc lên một xe bus để đề phòng những người biểu tình tìm cách dập tắt ngọn lửa và người ta đã phải tắt ngọn đuốc 3 lần rồi đốt lại để tránh đoàn biểu tình.

Nhưng ngọn đuốc cũng không đi được xa mấy dọc theo giòng sông Seine khi có một nhóm người biểu tình khác cố giựt ngọn đuốc để tắt đi, nhưng cảnh sát đã nhanh tay ngăn cản.

Vài người biểu tình đã vượt qua được vòng đai an ninh để lọt vào bên trong tháp Eiffel và trương lên một lá cờ với hình 5 vòng tròn Thế vận là 5 cái còng tay.

Những người biểu tình đã mang những biểu ngữ trên đó có các câu như "Thiên an môn 1989 – Lhasa 2008" và "Cho một thế giới đẫm máu, chào mừng đến Thế vận hội chế tạo tại Trung Quốc". Họ cũng liên tục la lớn "Hãy cứu lấy Tây Tạng" và "Hãy nhanh lên, Tây Tạng đang chết dần". Ngay trước mặt tòa thị sảnh thành phố có một biểu ngữ lớn "Paris quyết bảo vệ nhân quyền trên thế giới".

Khi được hỏi, một viên chức ở tòa đại sứ Trung Cộng tại Paris đã phát biểu rằng cuộc rước đuốc này là một "lễ hội lớn" và cái nhóm người biểu tình kia chỉ là một thiểu số nhỏ mà thôi. Chỉ vài giờ trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu Tổng thống Pháp Sarkozy một lần nữa đã khẳng định là không loại bỏ khả năng tẩy chay buổi lễ khai mạc.

Từ Bắc Kinh sáng nay, vị chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế người Pháp, ông Jacques Rogge lần đầu tiên tỏ thái độ "chính trị" khi phát biểu "Tôi rất quan ngại về tình hình ở Tây Tạng và mong muốn sớm có một giải pháp ổn thỏa".

Ngay các lực sĩ Pháp tham gia rước đuốc cũng bày tỏ thái độ và lên tiếng bằng cách đeo giải băng nhỏ với hàng chữ "Hãy vì một thế giới tốt hơn".

So với cuộc biểu tình đầy hỗn loạn chống cuộc rước đuốc tại Luân Đôn, nơi mà ngọn đuốc vài lần cũng phải được đưa lên một chiếc xe bus để đi xuyên qua thành phố, và cảnh sát đã bắt giữ 37 người, thì tại Paris cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 người, trong đó có một dân biểu Pháp với bình xịt chữa lửa trong tay.

2 tờ báo lớn của Pháp đã chạy một tít hàng chữ "Ngọn đuốc bất hòa" và kèm theo tấm ảnh có hình 5 còng số 8 thay thế 5 vòng tròn Olympic.

Hệ thống truyền hình Trung Quốc khi trình chiếu trực tiếp cuộc rước đuốc tại Luân Ðôn hôm Chủ Nhật cũng như tại Paris hôm nay đã bỏ qua các khúc rước đuốc bị gián đoạn vì bị người biểu tình phản đối, và chỉ chiếu những đoạn ngọn đuốc đi qua không gặp trục trặc. Do đó, người dân Trung Quốc hoàn toàn không biết gì về những sự việc đã xảy ra tại Luân Ðôn cũng như Paris.

Sau Paris, ngọn đuốc sẽ đến San Francisco, rồi New Delhi. Chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc biểu tình khác nữa trong suốt lộ trình rước đuốc băng qua 21 thành phố, 6 châu lục trước khi trở về Trung Quốc vào ngày 4 tháng 5.

Ngọn đuốc sẽ đến thủ đô Canberra của Úc Châu vào ngày 24/4 và tại đây cũng hứa hẹn một cuộc biểu tình rầm rộ để "dàn chào Ngọn đuốc bất hòa". Thủ tướng Úc ông Kevin Rudd phát biểu từ London, trong buổi hội kiến với Nữ hoàng Anh, đã lập lại rằng ông không chấp nhận lời yêu cầu của Trung Quốc cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc được sang để bảo vệ ngọn đuốc trong chuyến rước đuốc tại Canberra. Hôm nay chính phủ Úc cho biết sẽ họ thay đổi lộ trình của tuyến rước đuốc ở thủ đô Úc Châu và gia tăng an ninh nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Khánh Đặng tổng hợp từ AP, AFP - 7/4/2008

3 nhận xét:

  1. Có cả cờ đỏ, cờ vàng và áo đen tham gia biểu tình chống rước đuốc.
    Hình ảnh này thật tuyệt vời nên học tập đấy !

    Trả lờiXóa
  2. Em xin anh cai entry nay ve Blog cua em nhe.

    Trả lờiXóa
  3. Tu.i Viet Cong luu manh that!
    Nhet co*` do sao va`ng trong qua^`n khi moi nguoi khong de y’ lay ra chup hinh.

    Trả lờiXóa