5 thg 11, 2007

Tiếng nói âm thầm


Nhà báo Alisher Saipov
Truyền hình Uzbekistan coi Alisher là khủng bố, có âm mưu lật đổ chế độ
Đằng sau mỗi câu chuyện quốc tế của đài BBC, trên mạng, trên radio hay TV, thường là một người mà chúng tôi, các phóng viên quốc tế, ít khi nhắc tới.

Đó thường là người đầu tiên mà chúng tôi gặp khi hạ cánh xuống một đất nước xa lạ.

Đó là người sẽ giải thích cho chúng tôi hiểu những khúc mắc và mối liên hệ của câu chuyện thời sự, cập nhật với chúng tôi những diễn biến mới nhất và giúp chúng tôi gặp những đầu mối quan trọng.

Đó chính là các phóng viên địa phương.

Người giỏi nhất

Và sau khi chúng tôi, các phóng viên quốc tế, không còn chú ý tới câu chuyện đó nữa, và bỏ đi, thì các đồng nghiệp vẫn còn ở lại và tiếp tục sống với câu chuyện.

Các nguồn tin của họ thường là dân chúng trên đường, là những người đầu tiên nói ra câu chuyện.

Có lẽ họ mới thực sự là nhà báo, và người giỏi nhất trong số những người tôi từng gặp là Alisher Saipov.

Năm nay 26 tuổi, dáng vẻ đàn ông, luôn năng động, Alisher dành cả cuộc đời để kể các câu chuyện về một xứ sở mà rất ít người biết: Uzbekistan.

Quân lính Uzbekistan ở Adijan
Quân lính Uzbekistan bắn chết hàng trăm người biểu tình năm 2005

Một cách chính thống, đam mê và chi tiết, anh là người đào sâu hơn bất kỳ ai về sự thực tại đất nước dưới quyền tổng thống Islam Karimov.

Uzbekistan là nước đông dân nhất trong vùng Trung Á, và là nơi mà một số người mô tả là có chế độ cầm quyền khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Bản thân là người Uzbek, Alisher lớn lên ở vùng biên giới Uzbekistan, trong một thị trấn của người Kyrgyz, Osh.

Tự do và trách nhiệm

Anh thường nói tuổi thơ đó đã cho anh phần nào tự do, và trách nhiệm phải nói thay cho những người không có cơ hội nói.

"Tự do là một thứ tiện nghi vô cùng quí giá, không nên lãng phí". - Có lần anh nói với tôi như vậy.

Và anh không hề bỏ phí một giây. Với Alisher, làm báo không chỉ là một nghề, mà còn là phương tiện để thúc đẩy quá trình mà anh thấy cấp thiết phải làm để thay đổi.

Anh viết vô số bài báo về nạn tra tấn trong các nhà tù ở Uzbekistan, về chính sách của chính quyền đàn áp triệt để những người bất đồng chính kiến, về tình trạng kinh tế suy sụp tại quốc gia từng giàu nhất vùng, và về cả xu hướng gia tăng của chủ nghĩa Hồi giáo quá khích, mà theo anh là dò bị chính phủ ngược đãi.

TT Karimov (bên trái) cùng TT Putin
TT Karimov (bên trái) muốn tái đắc cử vào tháng Mười Hai này

Anh luôn mang theo máy ghi âm, đeo máy quay phim trên cổ, miệng luôn tươi cười, liên tục di chuyển, điều tra, viết bài, lên kế hoạch và mơ ước.

Các mối quan hệ của anh có đủ từ giới chính khách cực đoan, người tị nạn, cho đến các sĩ quan an ninh và tình báo, bất kể đó là người đang trốn chạy, hay đang theo dõi anh thì Alisher cũng đều có số điện thoại.

Anh luôn tới chỗ mà người khác sẽ không đi, và hỏi những câu hỏi người khác không dám hỏi.

Trùm tin tức

Đám phóng viên quốc tế chúng tôi thường hay đùa giỡn, gọi anh ta là trùm tin tức, chuyên gia tìm ra hàng tít chính cho truyền thông.

Lần đầu tiên tôi gặp Alisher là sau vụ đàn áp đẫm máu ở Andijan, năm 2005, khi quân chính phủ nổ súng vào đoàn biểu tình, giết chết hàng trăm thường dân.

Hàng trăm người khác phải bỏ chạy qua biên giới, vào miền nam Kyrgysztan.

Các điều tra của Alisher phát hiện thấy lực lượng an ninh của Uzbekistan đã bắt cóc một số người tị nạn mang về nước giam.

Bản đồ hai nước Uzbekistan và Kyrgysztan
Báo của Alisher được dân buôn chuyển lậu về Uzbekistan

Anh là người đầu tiên cảnh báo rằng cánh tay của tổng thống Karimov đã vươn ra khỏi tầm biên giới một quốc gia.

Mới hai tuần trước thôi, sung sướng và tự hào đến cùng cực, anh giới thiệu với tôi dự án làm tờ báo tiếng Uzbek.

Khủng bố

Tờ báo xuất bản ở Kyrgysztan và được dân buôn chuyển lậu qua biên giới vào Uzbekistan, đây là ấn bản duy nhất bằng tiếng Uzbek dám chống chọi với chính quyền.

Tờ báo ngày càng nổi tiếng trong bối cảnh tổng thống Karimov mong tái đắc cử vào tháng Mười Hai này.

Cùng với tờ báo, tên tuổi của Alisher cũng càng lúc càng nổi tiếng.

Truyền hình nhà nước ở Uzbekistan chạy phóng sự về Alisher, mô tả anh như một kẻ khủng bố, một nhân vật nguy hiểm với âm mưu lật đổ.

Lần cuối cùng gặp tôi, anh nói có tin đồn là chính phủ Uzbekistan trao giải cho ai bắt được anh.

Hôm đó chúng tôi nói chuyện cả buổi chiều, về tờ báo, về bầu cử, và về tin tức có thêm các cuộc đàn áp biểu tình mới.

Nhưng chúng tôi cũng nói chuyện cả về gia đình của anh, người vợ trẻ và đứa con gái mới sinh.

Người dân Andijan khiêng xác người chết trong cuộc biểu tình năm 2005
Với Alisher, nhà báo có trách nhiệm nói thay cho những ai không có cơ hội

"Làm bố giống như phát hiện thấy cả một thế giới mới". - Anh tâm sự.

Alisher chỉ có ba tháng để hưởng thụ niềm sung sướng làm cha.

Ám sát

Ngày 24 tháng Mười, 7h tối theo giờ địa phương, anh vừa ra khỏi văn phòng ở khu trung tâm ở Osh, một nhóm vũ trang ập tới nã ba phát đạn vào đầu và ngực.

Vụ giết người chính xác là một vụ xử tử, kèm thông điệp lạnh lùng không chỉ tới bạn bè của Alisher, mà tất cả đồng nghiệp trên thế giới, về mức độ nguy hiểm của nơi anh sống và làm việc.

Đó cũng là thông điệp tới tất cả những ai muốn cất tiếng nói, muốn quảng bá tự do tới một đất nước mà khái niệm đó không hề tồn tại.

Và cũng là thông điệp tới tất cả những ai mà bạn không biết tên, nhưng nếu thiếu họ thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được toàn bộ câu chuyện.

Nguon : BBCvietnamese.com

3 nhận xét:

  1. Nguyễn Tiến Trunglúc 18:35 4 tháng 11, 2007

    Dù vậy, sẽ còn nhiều nhà báo tiếp tục sứ mệnh đem thông tin trung thực đến với mọi người, vì "bảo vệ lẽ phải là thiên chức của con người".

    Trả lờiXóa
  2. Mong anh tiếp tục công việc cao quý của một nhà báo. Có điều thắc mắc là phiên toà củ chuối tới đâu hả anh? Hay là anh đem làm món ốc bung rồi

    Trả lờiXóa
  3. VuQuocAnh{{ Tuổi trẻ Việt Nam-NBTD}}lúc 23:37 4 tháng 11, 2007

    Cái giá phải trả cho tự do thông tin quả thật là quá đắt, nhưng no' cũng thật là cao cả làm sao. Chúc bác chân cứng đá mềm,vì bạo quyền không thể bóp chết tiếng nói của tụ do.

    Trả lờiXóa