18 thg 11, 2007

CAP HIỆP BÌNH CHÁNH CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM ĐIỀU 123, ĐIỀU 282, ĐIỀU 121 BLHS




Như PV CLB NBTD đã đưa tin tại entry trước, sự việc bắt giữ, cùm chân, đánh đập, dí súng vào họng công dân NGUYỄN VĂN QUANG cho thấy nhiều dấu hiệu vi phạm Pháp luật của công an khi thi hành công vụ. Mặc dù anh Nguyễn Văn Quang chỉ gửi đơn khiếu nại chứ không phải là đơn tố cáo, tuy nhiên sự việc xảy ra là nghiêm trọng và có dấu hiệu vi phạm tội hình sự.

Qua sự kể lại chi tiết của anh Quang và người nhà, từ kết quả điều tra một số nơi với những nhân chứng về các tình tiết xảy ra của vụ việc, Trang Khoa Học Pháp Lý (CLB Nhà Báo Tự Do) bước đầu có một số phân tích như sau:

1. Hành vi của Nguyễn Văn Quang không phải là vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính CAP Hiệp Bình Chánh sự vi phạm của anh Quang là “hủy hoại tài sản của người khác” theo điều 18 khoản 2 nghị định 150/2005/NĐ-CP. Khi ấy người quản lý quán có đến khai báo và ghi tổng thiệt hại là 280.000 đồng. Tuy nhiên anh Tâm làm DJ (nhân viên chỉnh nhạc) của quán nói thiệt hại là “2 cái ly tẩy và 2 cái ly ống” (ly tẩy là ly thường đựng nước đá viên, ly ống là cái ly có hình ống). Anh Quý là bảo vệ quán cũng xác nhận là có hai bàn bị ảnh hưởng do xô xát. Nguyên nhân ly vỡ là trong quá trình xô xát tại quán, những người tham gia vụ xô xát đã xô trúng cái bàn (trên bàn có ly) làm ly bị rơi vỡ.

Nội dung khoản 2 điều 18 nghị định 150/2005/NĐ-CP như sau :

“Điều 18. Hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác

….. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”

“Hủy hoại” ở đây là hành vi gây tác động làm cho tài sản hư hỏng đến mức độ không thể sử dụng được, làm hư hỏng là làm tài sản bị hỏng nhưng vẫn còn khả năng sửa chữa, sử dụng được tiếp tục. Khi hủy hoại người vi phạm mong muốn cho kết quả xảy ra nên yếu tố lỗi của hành vi này dứt khoát phải là cố ý [gây tác động lên đồ vật với mong muốn nó bị hư hỏng đến mức độ không thể sử dụng được nữa].

Theo anh Quang cho biết khi anh tham gia vào vụ xô xát thì các ly thủy tinh đã rơi vỡ từ trước. Mặt khác, các đối tượng đến quán AMY nhằm mục đích giải khát không có căn cứ để quy kết là họ cố ý đến để làm bể ly của chủ quán.

Quá trình xô xát Quang và những người tham gia đã xô lệch bàn ghế làm ly từ trên bàn rơi xuống đất vỡ thì cũng là ngoài ý muốn chớ không ai cầm ly lên đập cả (chỉ cần thỏa thuận bồi thường cho chủ quán là xong). Vì vậy, không thể quy kết Quang (hoặc những người liên quan khác) cố ý hủy hoại tài sản của quán AMY. Rõ ràng không ai lập biên bản người bị đánh là “cố ý hủy hoại tài sản” dù anh ta có chạy vướng vào bàn.

Do không chứng minh được Quang có lỗi cố ý trong việc làm bể ly nên việc lập biên bản vi phạm hành chính “hủy hoại tài sản của người khác” theo Khoản 2 Điều 18 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của CAP Hiệp Bình Chánh là sai hoàn toàn.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ không quy định hành vi “vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” là vi phạm hành chính.

Còn về khả năng vi phạm tội hình sự từ hành vi “hủy hoại tài sản” thì sao ?

Điều 143 BLHS quy định “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Do phân tích về yếu tố lỗi trên đây cũng như thiệt hại thực tế xảy ra thì hoàn toàn không có dấu hiệu gì để quy kết anh Quang về tội hình sự.

2. Về việc bắt, giam giữ người và Điều 123 BLHS “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”

Về việc bắt, giam giữ anh Quang có dấu hiệu vi phạm Điều 123 BLHS - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;”

Như đã phân tích ở trên, anh Quang hoàn toàn không có hành vi vi phạm về hình sự cũng như về hành chính. Điều 6 Bộ Luật Tố Tụng quy định về “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân” như sau:

“Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.”

Nhưng anh Quang đã bị CAP khống chế đưa về trụ sở là CAP đã có hành vi bắt người trái pháp luật.

Sau khi bị bắt (22 giờ 30 phút ngày 08/11/2007), anh Quang bị giữ lại trụ sở CAP đến 3h30p giờ sáng, bị cùm chân không cho về nhà. Thời gian từ 22 giờ 30 phút ngày 08/11/2007 cho đến 3h30p sáng hôm sau là khoảng thời gian CAP đã giữ người trái pháp luật.

Tình trạng của anh Quang tại đồn Công an là tình trạng của một tù nhân vì ngoài chuyện bị cùm chân thì khát nước không được cho uống, muốn đi vệ sinh cũng không được phép. Các cán bộ công an đã thực sự hạn chế toàn bộ sự tự do của anh Quang trong suốt quá trình từ khi bị bắt về đồn cho đến khi được tháo cùm chân.

Về mặt hình thức, CAP đã không trưng ra được quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính nào, lệnh tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự càng không có vì Công an cấp Phường không phải là cơ quan có quyền ra lệnh tạm giữ.

Về nội dung, công dân Nguyễn Văn Quang không có hành vi hủy hoại tài sản nhưng vẫn bị bắt, bị giam giữ về tội hủy hoại tài sản là CAP đã sai hoàn toàn.

Thực tế, khi người nhà anh Quang yêu cầu làm mọi thủ tục cần thiết cho việc tạm giữ người thì ông Mỵ - Phó CAP đã không thể đưa ra một lý do nào phù hợp để tạm giam hay tạm giữ anh Quang. Kết cục là một biên bản vi phạm hành chính ban đầu ghi là “chạy xe không có giấy đăng ký” vi phạm an toàn giao thông, sau đó bỏ và thay bằng biên bản khác ghi là “hủy hoại tài sản của người khác”, vi phạm về an ninh trật tự.

Người nhà của anh Quang cho biết là ông Mỵ -Phó CAP giải thích rằng anh Quang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bởi lẽ ông chưa xác định được thiệt hại tài sản của quán AMY có vượt quá 500.000 đồng hay không.

Rõ ràng, đây chỉ là ngụy biện để lấp liếm sai phạm của CAP, bởi lẽ tính chất sự việc đơn giản, muốn biết thiệt hại như thế nào chỉ cần hỏi ngay chủ quán và những người có mặt tại đó (Ví dụ: anh chủ quán hoặc anh Tâm - người chỉnh nhạc của quán) vài câu là nắm được tình hình, không cần thiết phải bắt người, giữ người, cùm chân cho đến 3h30p sáng hôm sau.

** Quy định về biện pháp ngăn chặn “tạm giữ” trong bộ luật tố tụng hình sự như sau:

“Điều 48. Người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;

b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Trình bày lời khai;

d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;”

“Điều 86. Tạm giữ

1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.”

“Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.” …

……..

Với thiệt hại xảy chỉ là “hai cái ly tẩy và hai cái ly ống” thì anh Quang không thể liên quan đến bất cứ một tội phạm hình sự nào cả. Ngoài ra việc xô ngã một người để sau đó cách ly các bên đánh nhau thì cũng không thể là sự “hủy hoại tài sản của người khác” được.

** Giả thiết việc tạm giữ là một cách áp dụng thủ tục hành chính (không phải là hình sự) thì quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Điều 44. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

………..

4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết…”

Có lẽ ông Mỵ- Phó CAP cần phải đi học luật để hiểu “biện pháp ngăn chặn” được quy định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự là gì và cấp CAP có quyền áp dụng “biện pháp ngăn chặn” hay không!

Thực tế sự việc xảy ra cho thấy CAP Hiệp Bình Chánh đã không tiến hành lập biên bản, lấy lời khai của anh Quang suốt quá trình bắt giữ, cùm chân và mãi đến khi người nhà đến (khoảng gần 2h sáng) thì mới bắt đầu có lời giải thích của ông Mỵ - Phó CAP. Việc lấy lời khai, lập biên bản thực sự xảy ra từ khoảng gần 2h30’ sáng trong khi anh Quang đã bị bắt từ lúc 10h30 phút đêm ngày 08/11/2007. Việc liên hệ với người nhà do anh Quý là bảo vệ của quán AMY giúp khi ấy khoảng 1h sáng ngày 09/11/2007. Rõ ràng là nếu không có sự xuất hiện của người nhà thì chưa thể biết anh Quang sẽ bị giam giữ và còng chân cho đến khi nào. Người nhà cho biết khi đến đồn công an thì gặp anh Đặng Minh Tuấn đang trực, anh Tuấn nằm ngủ trên một chiếc giường xếp cá nhân. Sau khi khai báo, lập biên bản, anh Quang được tháo cùm lúc khoảng 3h30p sáng theo lời đề nghị của người nhà.

3. Về việc cùm chân, đánh và nhét súng vào họng anh Quang trong quá trình bắt, giữ người trái pháp luật của CAP Hiệp Bình Chánh là vi phạm Điều 282 BLHS “Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ”:

Mặc dù anh công an tên Huỳnh Quang Phong chưa trực tiếp thừa nhận hành vi của mình với gia đình anh Quang. Tuy nhiên ông Mỵ - Phó CAP, vào sáng ngày 13/11/2007 đã gián tiếp thừa nhận người dí súng vào miệng anh Quang tên là Huỳnh Quang Phong. Anh Quang cũng cho biết có một người nam thanh niên đang bị còng hai tay khi ấy có thể chứng kiến toàn bộ sự việc và làm chứng. Ngoài ra tại hiện trường khi ấy có hai người công an đang lấy lời khai đối với anh Vương [quản lý quán AMY] và người thanh niên đã đánh nhau với anh Út [Út là bạn Phi, Phi là bạn Quang]. Hai người nữ là người nhà của người nam thanh niên [bị còng tay] khi ấy cũng đang đứng ở cửa có thể chứng kiến sự việc dí súng. Như vậy tại hiện trường có tất cả 9 người bao gồm:

1. Anh công an tên Huỳng Quang Phong, người dí súng vào anh Quang.

2. Anh công an tên Phan Văn Thành [đang lấy lời khai người đánh nhau với Út]

3. Anh công an [chưa rõ tên] đang lấy lời khai của anh Vương [quản lý quán]

4. Anh Vương quản lý quán : đang ngồi khai báo

5. Người đánh nhau với Út: đang ngồi khai báo.

6. Người nam thanh niên đang bị còng tay.

7. Người nữ lớn tuổi là người nhà của người bị còng tay: đứng gần cửa.

8. Người nữ trẻ tuổi là người nhà của người bị còng tay: đứng gần cửa.

9. Anh Nguyễn Văn Quang.

Hiện trường cho thấy 7 (bảy) người có thể là nhân chứng cho sự việc nhét súng vào miệng anh Quang.

Anh Quang cũng cho biết vết thương trên môi anh là do chính phần cò súng cọ sát khi anh Phong dí mạnh và ngoáy qua ngoáy lại trong miệng anh Quang. Quá trình xảy ra liên tục từ lúc xô xát đến khi Quang về nhà không có tác động ngoại lực nào trực tiếp lên môi và miệng anh Quang [ngoài phần cò súng], vì các tác động của sự tát, đánh, đá vào chân không thể gây ra vết thương bên trong môi như hình đã chụp.

Riêng anh Quý, bảo vệ quán là người đến khai báo cuối cùng cho biết “nghe anh Vương nói có thấy khẩu súng đặt trên bàn”. Anh Quang giải thích là sau khi dí súng anh Phong đặt súng lên bàn rồi lấy cùm, cùm chân anh Quang lại.

Việc xác minh sự thật có hành vi dí súng vào anh Quang hay không đương nhiên thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, tuy nhiên các tình tiết nêu trên có tính liên kết tuần tự trước sau và có thể xác định được.

Giả thiết sự việc trên được xác minh thì hành vi này có thể cấu thành tội “đe dọa giết người” theo điều 103 BLHS “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Bởi lẽ khi khẩu súng này ở sâu trong miệng thì anh Quang buộc lòng phải nghĩ đến có khả năng súng sẽ nổ chỉ trong một tích tắc. Anh Quang cho biết đến nay vẫn chưa hết bị ám ảnh về cái họng súng nằm sâu trong miệng mình.

Tình trạng bị cùm chân của anh Quang được người nhà chứng kiến ngay khi gặp anh tại đồn công an. Các vết thương trên gót chân, mắt cá chân cho thấy sau khi bị cùm chân đã có những tác động ngoại lực mạnh gây cọ sát từ chiếc cùm lên chân anh Quang. Bản thân anh Phan Văn Thành đã xác nhận với người nhà là có tát anh Quang hai cái và khẳng khái nói “tôi làm cái gì tôi nhận cái đó”. Tuy nhiên anh Đặng Minh Tuấn trong đêm ấy đã phủ nhận là mình đã đá anh Quang mặc dù anh Quang cho biết đã bị anh Tuấn đá hai cái vào hai chân và một cái cực mạnh vào ngực làm anh Quang gập người quỵ xuống. Hình chụp cho thấy có một vết thương trên ống quyển mà anh Quang cho rằng chính anh Tuấn đã đá mình trong khi mình bị cùm chân lết đến xin đi vệ sinh.

Việc các ông CAP tát, đánh, đá anh Quang đều có dấu hiệu vi phạm Điều 282 BLHS “Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm…”.

Có thể thấy rõ ràng đây là sự lạm quyền khi thi hành công vụ. Về động cơ dẫn đến các hành vi lạm quyền ấy thì có lẽ là do “động cơ cá nhân” nhằm muốn “ra oai” với dân chúng mà thôi.

4. Cái cùm ở CAP Hiệp Bình Chánh và Điều 121 BLHS “Tội làm nhục người khác”

Gọi là cái cùm vì theo ảnh chụp tại CAP Hiệp Bình Chánh, vật dụng bằng sắt này giống y như loại cùm chân được mô tả trong các nhà tù thực dân, đế quốc thời xưa. Ai đã từng xem ảnh tư liệu về ngục tù Côn Đảo, khám Chí Hòa, nhà pha Hỏa Lò… ngày xưa thì sẽ thấy công cụ này.

Công cụ này còn được gọi là cái “quyện”, dùng để trấn áp tinh thần, hành hạ tù chính trị.

Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ ghi rõ:

1. Vũ khí bao gồm:

a) Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng an ninh.

b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể theo chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.

c) Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.

d) Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định.

2. Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: Các loại thuốc nổ và phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ...) dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.

3. Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê; bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.

Như vậy, cái cùm không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào cả nên đương nhiên các lực lượng vũ trang không được phép dùng.

Điều 121 BLHS về “Tội làm nhục người khác” quy định:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hành vi dùng cái cùm tự chế để cùm chân công dân tại trụ sở làm việc (là nơi công cộng đông người qua lại) như một tội phạm nguy hiểm trong khi nạn nhân chẳng phải là tội phạm; là hành vi cố ý bôi nhọ, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Không thể biện hộ rằng CAP cùm chân anh Quang là vô ý. Vì vậy, cá nhân cán bộ CAP Hiệp Bình Chánh (có hành vi cùm chân anh Quang) đã vi phạm vào điểm c khoản 2 Điều 121 BLHS với tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, mức hình phạt của khoản này là “phạt tù từ một năm đến ba năm”.

Tất cả hành vi của Công an phường Hiệp Bình Chánh đã cho ta thấy, kỷ cương phép nước đang bị chính những người có nhiệm vụ bảo vệ nó ngang nhiên vi phạm, ngay chính trong trụ sở của họ và ngay ở thành phố lớn nhất nước.

CLB Nha bao Tu do

Những bài liên quan :

Thật đau lòng khi phải bổ sung vào cái danh sách chết tiệt này vụ việc mới nhất đăng trên báo Tuổi Trẻ:

Bốn học sinh lớp 9 bị đánh đập dã man!

TP.HCM: CSGT đánh ngời ngay trên đờng phố

Vụ dùng kiếm tấn công: "Có dấu hiệu cấu thành tội phạm"

Công an TPHCM đánh dân

Cảnh công an ‘tát ng‎ười’ lên mạng

"Công an tát dân"

Không khởi tố vụ cảnh sát múa kiếm

Cảnh sát múa kiếm bị tước quân tịch

Tiếp tục vụ công an gây sự ở Đà nẵng

Hành khách dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay

Vụ gây rối sân bay Đà Nẵng: Vô tình rơi vỏ kiếm?

Vụ dùng kiếm tấn công: “An ninh HK không vu khống”

Tẩy chay cảnh sát giao thông ẩu đ

Điều tra lại vụ cảnh sát múa kiếm

Hằng ngày dân phải đưa tiền lót tay

Một cảnh sát "bạt tai" ngời đi đờng

Các tranh luận trên Blog

Khi cảnh sát tát tai dân

Tham Tri Học Hiệu.

5 nhận xét:

  1. có lý có răng anh ạ
    Không thấy các nhà báo không tự lo và không tự do nhào dzô nhỉ? hihi

    Trả lờiXóa
  2. hay quá, lý lẽ rất xác đáng và chuyên nghiệp. Cám ơn !!! Em cũng không hiểu gì về luật pháp như hầu hết mọi công dân ở VN. Cho em hỏi nhé: nếu em đang tham gia giao thông, không vi phạm giao thông, đi đúng lề đường thì mấy anh cảnh sát có được phép giữ xe đòi kiểm tra này nọ không? Em cho là nhũng nhiễu dân đấy, nhưng không biết mình có đúng không? thực ra cũng thấy tội cho mấy anh công an, trình độ văn hóa thấp, không hiểu pháp luật, lương bổng chẳng bao nhiêu, nhũng nhiễu hạch sách chút xíu lại bị ..... Thực ra là lỗi của hệ thống thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Chắc anh có học qua luật ? em đã biết thêm một số điều từ bài viết này, cảm ơn anh.

    Trả lờiXóa
  4. Nay ten dai uy Phong da la trung ta!cung la bao ke cho bon xa hoi den VINH MAT MA

    Trả lờiXóa
  5. Nay ten dai uy Phong da la trung ta!cung la bao ke cho bon xa hoi den VINH MAT MA

    Trả lờiXóa